Các Thành Tố Gia Đình: Giới Tính, Chính Quyền Và Xã Hội Ở Việt Nam Thời Kỳ Cận Đại 1643-1778 (Trần Tuyết Nhung)
Một nghiên cứu đầy đủ về bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam từ thế kỷ 15-18 Trước nay khi đề cập đến địa vị xã hội của người phụ nữ Việt Nam, thường có nhận định cho rằng vốn dĩ phụ nữ Việt (Kinh) được hưởng sự bình đẳng giới từ xưa trong xã hội và điều này được thể
Alpha Books Official
@alphabooks-officialĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Một nghiên cứu đầy đủ về bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam từ thế kỷ 15-18 Trước nay khi đề cập đến địa vị xã hội của người phụ nữ Việt Nam, thường có nhận định cho rằng vốn dĩ phụ nữ Việt (Kinh) được hưởng sự bình đẳng giới từ xưa trong xã hội và điều này được thể hiện qua một số điểm ghi trong các bộ sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký và trong các văn bản luật thời Lê, Mạc (Quốc triều Hình luật hay Lê triều Hình luật, và Hồng Đức thiện chính thư) trước khi nhà Nguyễn thành lập; và vấn đề gia trưởng hay thừa kế theo phụ hệ (dòng cha), sự bất bình đẳng giới chỉ mới trở thành một hiện tượng xã hội áp đảo kể từ khi nhà Nguyễn thành lập và tiến hành áp dụng triệt để các cải cách Tân Nho dựa theo mô hình quân chủ Trung Hoa. Cuốn sách Các thành tố gia đình: Giới tính, chính quyền và xã hội ở Việt Nam thời kỳ cận đại, 1463-1778 của tác giả Trần Tuyết Nhung gồm 6 chương, phân tích các nội dung: Chương 1, “Nêu rõ hệ thống giới tính: Kinh tế, xã hội và nhà nước”, tác giả lần theo cách thức mà các chính quyền nhà nước đã hình dung ra một hệ thống giới nhấn mạnh vào quy định phù hợp cho nữ giới ngay từ khi còn bé, và tác động của sự chênh lệch về kinh tế và xã hội đã tạo cơ hội cho phụ nữ giành quyền tự chủ ra sao. Chương 2, “Những người vợ hiền, những người mẹ dưỡng dục con cái và những đứa con hiếu thảo: Hôn nhân là việc của nhà nước, làng xã và gia đình”, khảo sát điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân của phụ nữ Việt Nam vượt qua các ranh giới về giai cấp. Chương 3, “Thân xác phụ nữ, các hoạt động quan hệ tình dục và trật tự chính trị xã hội”, chỉ rõ luật pháp nhà nước, phong tục địa phương và trật tự chính trị có mối liên hệ mật thiết với quy định về hoạt động tính dục của nữ giới ra sao. Chương 4, “Quyền thừa kế, quyền kế vị và quyền tự chủ trong chế độ tài sản”, xem xét cách thức mà chế độ tài sản trở thành một luận điểm tranh cãi về những nỗ lực của nhà nước nhằm chính thức hóa quyền kế vị theo dòng dõi và quyền phân chia tài sản ngang bằng nhau cho những người thừa kế nam. Chương 5, “Tục mua hậu: Chuẩn bị cho thế giới bên kia sau khi chết”, tìm hiểu cách thức chuyển giao tài sản riêng cho các cơ sở công cộng đã giúp phụ nữ đảm bảo rằng họ sẽ không trở thành những vong linh bất hạnh. Trong chương cuối, “Tầm nhìn trong tương lai và những công trình của quá khứ: Những hình mẫu về phụ nữ Việt Nam”, tác giả đặt nghiên cứu của mình trong bối cảnh tranh luận rộng lớn hơn về giới tính ở Việt Nam và Đông Nam Á. Các thành tố gia đình: Giới tính, chính quyền và xã hội ở Việt Nam thời kỳ cận đại, 1463-1778 thách thức sự khẳng định cho rằng điều kiện xã hội của phụ nữ Việt Nam từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 đã phản ánh các giá trị truyền thống đích thực. Nó cũng nhằm nghiên cứu xem giới tính đóng vai trò trung tâm thế nào đối với sự phân chia quyền lực trong xã hội miền Bắc Việt Nam trong suốt các triều đại Lê và Mạc. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU Có thể xem quá trình nghiên cứu và tranh luận về đề tài giới này diễn tiến theo các giai đoạn như sau: - Vào đầu thế kỷ 20, dưới áp lực đổi mới xã hội xét trên nhiều mặt để xử lý các vấn đề lực lượng lao động, tăng dân trí, vấn đề Pháp thuộc và giải phóng dân tộc… vấn đề bình đẳng giới và đi tìm bản sắc dân tộc sống dậy; kèm theo đó, vai trò và địa vị, hình tượng truyền thống của người phụ nữ Việt Nam thực ra là gì cũng trở thành một đề tài tranh luận đầy thu hút trên khắp các mặt báo, khởi đầu từ tờ Phụ nữ tân văn. Xuyên suốt thế kỷ này, sự góp mặt của các thành phần và luồng trí thức phương Tây đã mở ra nhiều góc nhìn và cách tiếp cận mới cho câu chuyện giới tính ở Việt Nam vào các thế kỷ 15 đến 18, trước khi nhà Nguyễn thành lập. - Từ giữa thế kỷ 20 trở về sau, sự phát triển của ngành luật pháp hiện đại ở Việt Nam đã tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu mở rộng phạm vi tìm hiểu sang các văn bản luật cổ thời (chứ không chỉ bó lại trong các phong tục, văn bản hay truyện kể dân gian…) để xác định xem liệu vấn đề giới tính phát sinh trong xã hội Việt Nam từ thế kỷ 15 đến 18 là thuần túy xuất phát từ phong tục địa phương hay có sự can dự của luật pháp nhà nước; hay ngược lại, nhà nước đóng vai trò chính chi phối việc thực hiện quy định ở địa phương, và các văn bản quy định từ nhà nước có vai trò o bế việc thực hành tín ngưỡng/phong tục tập quán liên quan đến vấn đề giới tính ra sao (tục lập hậu thần/hậu phật)… - Tiếp nối công cuộc nghiên cứu nêu trên – mà hầu hết đều kết luận rằng vốn dĩ xã hội Việt từ trước thời Nguyễn đã tồn tại bình đẳng giới và do đó thể hiện xã hội Việt Nam thời cận đại là xã hội có sự văn minh, tiến bộ ngang với xã hội phương Tây hiện đại – tác giả Trần Tuyết Nhung lật lại vấn đề bằng cách mở rộng nghiên cứu đối với một loạt văn bản tư pháp và hành pháp, trong đó ghi lại thực tế việc các điều luật được hiểu và thực hiện như thế nào ở các thế kỷ 15 và 18. Các văn bản này chủ yếu gồm: nhóm văn bản hướng dẫn quan lại địa phương xử lý và ra phán quyết với các vụ án liên quan đến tội ngoại tình (tội ngoại tình ở nam và nữ có được xét xử trên góc độ bình đẳng như nhau hay không?), các bản chúc thư (việc chia tài sản giữa con trai và con gái có dựa trên tinh thần nam-nữ được chia như nhau?), văn bia ghi chép về sự đóng góp cho cộng đồng địa phương ở các chùa/đình trong xã hội Đàng Ngoài ở các thế kỷ 15-18,… Ngoài ra, các bài ca dao, các truyện truyền kỳ và lời ký ghi lại nhận xét của giới thủy thủ và thương nhân Nhật Bản và phương Tây ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong cũng được tham khảo, xoay quanh vấn đề giới tính và hoạt động của gái làng chơi trong xã hội Việt Nam… Qua quá trình nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hành luật đối với quan lại, các chúc thư và văn bia, tác giả rút ra một số nhận xét: “Những ảnh hưởng lâu dài của chuỗi cuộc nội chiến và các xã hội quân sự hóa ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đã đè nặng trọng trách lên vai người phụ nữ, nhưng tình hình kinh tế thời điểm đó cũng tạo ra những cơ hội hiếm có để họ có thể giành quyền kiểm soát và tự chủ đối với phần lớn tài sản gia đình. […] Khi các tầng lớp quý tộc, nho sĩ và chính trị nhận thấy sự ảnh hưởng ngày càng suy yếu của (các) chính quyền trung ương đối với cộng đồng địa phương, họ khẳng định quyền hạn của nữ giới đang dần chiếm ưu thế trong các làng xã chính là thủ phạm. Để giành lại uy quyền của mình, họ tổ chức lại các cải cách Nho giáo nhấn mạnh sự liên kết của đạo đức gia đình với trật tự xã hội. Nhiều cải cách trong số này xác định đạo đức nữ giới là trọng tâm của việc tái thiết lập trật tự xã hội.” – Trang 21-22 “Khi cộng đồng địa phương ghi nhận những đóng góp này [đóng góp của phụ nữ] bằng cách nâng cao vị thế của người phụ nữ thành người bảo trợ, họ ghi khắc công đức của phụ nữ trên các bi ký đặt ở nơi công cộng. Nhà nước cố gắng giành lại quyền lực của mình bằng cách tái quy định thật chi tiết các nguyên tắc phẩm hạnh và trinh tiết của phụ nữ theo quan niệm tân Nho. Nhà nước ban thưởng người phụ nữ tuân theo các chuẩn mực được lý tưởng hóa và tìm cách xử phạt những ai không tuân theo các chuẩn mực này. Thân xác phụ nữ và những gì họ ứng xử với nó là đỉnh điểm của mối quan hệ giữa gia đình, hoạt động chính trị ở địa phương và trật tự nhà nước.” – Trang 132, về tục lập hậu thần/hậu phật ở địa phương (được những người phụ nữ tận dụng để “lách” luật) và cách xử lý của nhà nước “Mặc dù đúng là luật pháp nhà Lê ghi nhận một số quyền tài sản của phụ nữ, nhưng từ các nguồn tư liệu hiện có ta có thể cho rằng những người nữ làm được như vậy là vì bất chấp luật pháp, chứ không phải vì luật quy định. Chế độ tài sản quy định trong luật pháp triều Lê vốn không có hệ thống. Các quan đại thần của nhà Lê hình thành các điều luật về tài sản xoay quanh hai mục tiêu hỗ tương: thiết lập và duy trì nguồn dự trữ tài chính ổn định cho nhà nước mới, và duy trì dòng dõi để hỗ trợ nước nhà. Các triều đại sau này đã tham chiếu để kế thừa các luật lệ này không phải vì chúng rập khuôn theo mô hình pháp luật của nhà nước quân chủ Trung Hoa, mà vì chúng hiệu quả. Các nhà lập pháp thuộc nam giới ban hành những quy định này, và các quan xử án, xã trưởng và trưởng tộc, cũng là nam, thực thi chúng. Tất cả những người đàn ông này đều mong được hưởng lợi từ việc duy trì hệ thống vốn dĩ được áp dụng để củng cố các mục tiêu kép của nhà nước.” – Trang 180-181 “Các tư liệu có được cho thấy tập quán địa phương và pháp luật nhà nước đã hạn chế quyền của con gái đối với tài sản gia đình và quyền thừa kế. Tuy nhiên, việc kết hợp các xu hướng kinh tế xã hội lâu dài, sự nới lỏng phạm vi tiếp cận của nhà nước đối với làng xã do tình trạng bất ổn của thế kỷ 17 và thế kỷ 18 và các chiến lược cá nhân đã cho phép phụ nữ lách được các tập quán địa phương và luật pháp nhà nước để yêu cầu quyền thừa kế tài sản gia đình. Trong tiến trình này, người phụ nữ cũng khẳng định được quyền lực kinh tế và tín ngưỡng ở địa phương, đồng thời thiết lập mô hình thực hành thừa kế mới.” – Trang 191 TRÍCH ĐOẠN HAY “Cuốn sách này – Các thành tố gia đình: Giới tính, chính quyền và xã hội ở Việt Nam thời kỳ cận đại, 1463-1778 – thách thức sự khẳng định cho rằng điều kiện xã hội của phụ nữ Việt Nam từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 đã phản ánh các giá trị truyền thống đích thực. Nó cũng nhằm nghiên cứu xem giới tính đóng vai trò trung tâm thế nào đối với sự phân chia quyền lực trong xã hội miền Bắc Việt Nam trong suốt các triều đại Lê và Mạc. […] Giới tính do đó được xem là thước đo quan trọng cho tính xác thực của văn hóa Việt Nam trong việc chép sử và các diễn ngôn phổ biến: các vị trí xã hội của phụ nữ vẫn không thay đổi cho đến khi có sự du nhập các hệ thống đạo đức ngoại lai, dù là Nho giáo, Cơ Đốc giáo hay chủ nghĩa tự do mới. Theo một tiến trình rời rạc từ thời kỳ cận đại cho đến thời kỳ đương đại, giới tính không chỉ đơn giản là một hệ thống các dấu hiệu, biểu tượng và hình mẫu theo quan niệm của tầng lớp nho sĩ nhưng đã để lại những hậu quả thực sự trong đời sống hằng ngày của phụ nữ và đàn ông.” – Trích Các thành tố gia đình, phần “Dẫn nhập” “Nếu một người đàn ông khác ‘xâm nhập’ thân xác một phụ nữ, thì không thể nào bảo đảm nguồn gốc của người cha đứa bé. Sự hồ nghi về quan hệ phụ tử sẽ gây ra rối loạn trong hệ thống gia đình, trong xã hội và vũ trụ nói chung. Sự chung thủy của phụ nữ đối với chồng cũng được ví như sự trung thành chính trị của người chồng đối với nhà nước và giúp đảm bảo sự ổn định trật tự dưới Thiên giới. Các biên niên sử đầy ắp ví dụ về những tai họa có thể ập đến với đất nước nếu không có sự đảm bảo về lòng chung thủy.” – Trích Các thành tố gia đình, Chương 2Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành
OMEGA PLUS+
Ngày xuất bản
2023-05-31 13:42:42
Loại bìa
Bìa mềm
Số trang
356
Nhà xuất bản
Nhà Xuất Bản Phụ Nữ
Sản Phẩm Tương Tự
Đàng Trong Thời Chúa Nguyễn - Xác Lập ... Và Bộ Máy Nhà Nước (Tái bản năm 2021)
120.000₫
Đã bán 43
Sản Phẩm Liên Quan
Combo Trọn Bộ Sách PoMath - Toán Tư Duy Cho Trẻ Em 4-6 Tuổi (6 cuốn)
386.100₫
Đã bán 12