CÁC VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI - Y.K.Melville – Đinh Ngọc Thạch, Phạm Đình Nghiệm biên dịch - Khai Minh
1 / 1

CÁC VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI - Y.K.Melville – Đinh Ngọc Thạch, Phạm Đình Nghiệm biên dịch - Khai Minh

0.0
0 đánh giá

Từ nửa đầu thế kỷ XIX trong triết học phương Tây đã diễn ra quá trình chuyển từ hình thức tư duy cổ điển sang hình thức tư duy phi cổ điển, với việc đánh giá lại hàng loạt vấn đề truyền thống, xuất phát từ Hy Lạp cổ đại. Tại Đức A. Schopenhauer (1788 - 1860) thách thứ

319.000
Share:

Từ nửa đầu thế kỷ XIX trong triết học phương Tây đã diễn ra quá trình chuyển từ hình thức tư duy cổ điển sang hình thức tư duy phi cổ điển, với việc đánh giá lại hàng loạt vấn đề truyền thống, xuất phát từ Hy Lạp cổ đại. Tại Đức A. Schopenhauer (1788 - 1860) thách thức thần tượng Hegel, mong muốn khắc phục tính chất phiến diện của “huyền thoại về lý trí” bằng việc xây dựng “huyền thoại về ý chí”. Tác phẩm “Thế giới như ý chí và biểu tượng” (1818) là tuyên ngôn triết học của ông. Tại Pháp A. Comte (1798 - 1857), vốn là thư ký và người cộng sự của C.H. Saint Simon tuyên bố về một thứ triết học mới - triết học thực chứng nghiệm, hay chủ nghĩa thực chứng, đòi hỏi kiểm chứng tính đúng đắn của tri thức bằng công cụ khoa học, tìm kiếm con đường thứ ba nhằm vượt qua tính chất “siêu hình” của cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm. Tôn giáo tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống xã hội, nhưng những hình thức triết lý của nó được cải biên cho phù hợp hơn với hòan cảnh lịch sử mới. Năm 1879, dưới sự bảo trợ của Vatican, c--hủ n-ghĩa Thomas mới ra đời, mở đầu cho quá trình hình thành khuynh hướng tôn giáo – thần học trong triết học phương Tây thế kỷ XX. Các khuynh hướng thực chứng – khoa học, n-h-ân b-ả-n – phi duy lý, tôn giáo – thần học, cùng với các trường phái thiên về đạo đức, c-h-1n-h t-rị - xã hội, văn hóa đan xen nhau, tạo nên bức tranh tư tưởng sinh động, phong phú, phức tạp và đầy mâu thuẫn. Đối với triết học thế kỷ XX–XXI, sự phong phú của các khuynh hướng, các trào lưu đã làm nổi bật hình ảnh của không gian tư tưởng luôn được thôi thúc bởi những tiếng nói mới, lấy cảm hứng từ thực tiễn biến đổi nhanh chóng của xã hội. Lịch sử triết học phương Tây hiện đại là kịch trường của tư tưởng, mà mọi nỗ lực sắp xếp các lớp diễn, các nhân vật một cách trật tự không thể đạt được kết quả trọn vẹn. Trên cơ sở tìm hiểu các nguồn tài liệu, các công trình đã công bố, nhất là cuốn “Giáo trình triết học phương Tây hiện đại”[1] và cuốn “Triết học chính trị phương Tây hiện đại – giá trị và ý nghĩa”[2] chúng tôi giới thiệu cuốn “Các vấn đề triết học phương Tây hiện đại” nhằm góp phần làm rõ hơn các vấn đề cần quan tâm. Cuốn sách gồm bốn phần. Hy vọng rằng, cùng với các cuốn sách về triết học phương Tây hiện đại đã được xuất bản, cuốn sách này giúp các nhà nghiên cứu, các độc giả sáng tỏ thêm những điều cần quan tâm. (Đinh Ngọc Thạch - Phạm Đình Nghiệm) ***CÁC VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI Tác giả: Y.K.Melville Người dịch: Đinh Ngọc Thạch, Phạm Đình Nghiệm biên dịch Nhà xuất bản: NXB Lao Động Công ty phát hành: Khai Minh *** Thông tin sách: Hình thức: Bìa mềm Khổ sách: 14x22cm Số trang: 660 trang Cân nặng: 500gr Năm phát hành: 2024 *** #sách_khai_minh #Triết_học #triết_học_phương_tây #philosophy Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan