Combo 2c Đặng Thai Mai và Cao Huy Đỉnh
I. ĐẶNG THAI MAI Giáo sư - nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai sinh ngày 25 tháng 12 năm 1902 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Lương Điền, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Được thừa hưởng vốn tri thức thâm sâu của hai bên gia đình nội ngoại, nếu đất nước không r
Sách Thành Vinh
@sach-thanh-vinhĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
I. ĐẶNG THAI MAI Giáo sư - nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai sinh ngày 25 tháng 12 năm 1902 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Lương Điền, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Được thừa hưởng vốn tri thức thâm sâu của hai bên gia đình nội ngoại, nếu đất nước không rơi vào hoàn cảnh bị xâm lăng, Đặng Thai Mai lẽ ra đã có thể trở thành một nhà bác học uyên bác. Tuy nhiên, dù phải chia sẻ thời gian, tâm lực cho nhiều công việc khác nhau trong suốt những năm tháng sống của mình, người con tinh hoa của xứ Nghệ vẫn dành thời gian và tâm huyết giảng dạy, nghiên cứu, viết sách, để lại nhiều công trình có giá trị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học xã hội, nhân văn và văn hóa. Trong khoảng thời gian từ 1928 đến 1978, Đặng Thai Mai tham gia và được phân công giữ nhiều trọng trách quan trọng trong các cơ quan nhà nước ngay từ ngày đầu thành lập: là đại biểu Quốc hội các khóa I,II,III,IV và V, Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong Chính phủ Liên hiệp (1946), Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến tỉnh Thanh Hóa (1947-1948), Hội trưởng Hội Văn hóa Việt Nam (1948), Giám đốc Sở Giáo dục liên khu IV (1950-1953), Chủ nhiệm Văn khoa Đại học Sư phạm và Đại học Tổng hợp (1954-1960), Viện trưởng Viện Văn học (1959-1976), Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1957)…Có thể nói, trong suốt cuộc đời của mình, Đặng Thai Mai đã dành hết thời gian và công sức cho sự nghiệp khoa học và cách mạng của đất nước. Ông là Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1946-1947), Hiệu trưởng Trường Đại học Văn khoa (1954-1956), Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Sư phạm (1956 1960), Viện trưởng Viện Văn học (1960-1976). Mặc dù phải chia sẻ thời gian và sức lực trong rất nhiều công việc, với tư cách là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, trong gần 40 năm, kể từ khi công bố những bài viết đầu tiên trên các tờ báo nổi tiếng như Thanh Nghị, Tri Tân, Văn Mới (1940), đến năm 1985, Đặng Thai Mai đã để lại cho ngành nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn một di sản quý báu, gồm hàng chục công trình, hàng nghìn trang viết có giá trị. Có thể nhắc đến ở đây những công trình tiêu biểu như: Văn học khái luận (1944), Lỗ Tấn (1944), Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kỳ Văn hóa Phục hưng (1949), Giảng văn Chinh phụ ngâm (1950), Lược sử văn học hiện đại Trung Quốc (1957), Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX (1961), Văn thơ Phan Bội Châu (1959), Trên đường học tập và nghiên cứu (3 tập, 1959, 1965 & 1973), Đặng Thai Mai tuyển tập (1978), Hồi ký Đặng Thai Mai (1985)… (Trần Hinh) II. CAO HUY ĐỈNH Cao Huy Đỉnh sinh ngày 31-12-1927, tại xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Mất ngày 3- 4-1975. Ông là sinh viên khóa I khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sau đó được cử đi học hai năm ở Ấn Độ. Từ 1947 đến 1949 ông là Hiệu trưởng trường tiểu học, Diễn Châu, Nghệ An. Từ 1950 đến 1952 ông công tác tại Trường thiếu sinh quân Liên khu 4, là giáo viên dạy văn học và chính trị. Từ 1952 đến 1954 ông là giáo viên trường cấp II, cấp III Hà Tĩnh. Từ 1956 đến 1957 ông là trợ lý giảng dạy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ năm 1959, ông công tác tại Viện Văn học, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ nghiên cứu viên, Trưởng phòng Văn học nước ngoài (1959-1965), Trưởng phòng văn học dân gian (1965-1973). Năm 1973, ông là Trưởng ban Ban nghiên cứu Đông Nam Á, tiền thân của Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Ông từng tham gia sáng lập Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và được bầu làm Phó Tổng thư ký Hội. Tác phẩm: Truyện: Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ (1964) Người anh hùng làng Dóng (1969) Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (1974) Cao Huy Đỉnh – Bộ ba tác phẩm nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh (1998) Cao Huy Đỉnh – Tuyển tập tác phẩm (2004) Dịch: Tago (1961) Sơkuntơla (1962) Mahabharata (sử thi Ấn Độ 1979) Truyện cổ Ấn Độ (dịch, 1996) Truyện cổ dân gian Ấn Độ: Đồng dịch giả (1996) Tập truyện ngắn hiện đại Ấn Độ của Pơrem Chân đơ (cùng dịch với Bùi Phụng) Giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996 với bộ ba công trình Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ (1964), Người anh hùng làng Dóng(1969), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (1974). (Bảo tàng Văn học) Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành
CN NXB Khoa Học Xã Hội
Ngày xuất bản
2024-07-28 00:31:00
Loại bìa
Bìa cứng áo ôm
Số trang
1650
Nhà xuất bản
Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
Sản Phẩm Tương Tự
Sản Phẩm Liên Quan
Combo Trọn Bộ Sách PoMath - Toán Tư Duy Cho Trẻ Em 4-6 Tuổi (6 cuốn)
386.100₫
Đã bán 12