Combo 2c tác giả Kiều Thu Hoạch: Truyện Kiều - Đoạn trường Tân thanh và Việt vu kê bốc
Combo 2c của GS.TS Kiều Thu Hoạch - Viện Nghiên cứu văn hoá dân gian, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 1. Truyện Kiều- Đoạn trường Tân thanh Bìa cứng 2. Ma thuật, bùa chú và tục Việt vu kê bốc trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Bìa mềm tay gấp…Giới t
Sách Thành Vinh
@sach-thanh-vinhĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Combo 2c của GS.TS Kiều Thu Hoạch - Viện Nghiên cứu văn hoá dân gian, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 1. Truyện Kiều- Đoạn trường Tân thanh Bìa cứng 2. Ma thuật, bùa chú và tục Việt vu kê bốc trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Bìa mềm tay gấp…Giới thiệu 1. Bản Kiều Nôm do Kiều Oánh Mậu khảo đính, chú thích có tên Đoạn trường tân thanh, do Đào Nguyên Phổ mang từ Huế ra Bắc năm 1898, đưa làm quà cho Kiều Oánh Mậu. “Đầu lòng hai ả tố ngaThúy Kiều là chị em là Thúy Vân” Truyện Kiều – dù cho đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, nhưng vẫn luôn xứng với danh xưng là kiệt tác của văn học Việt Nam. Bằng tài năng và học thức sâu rộng của mình, Đại thi hào Nguyễn Du đã viết nên cả một “đời người” dưới những câu thơ lục bát. Chính vì vậy, cho nên, đến hàng trăm năm sau, tác phẩm vẫn có sức sống bền bỉ qua những câu chuyện kể của người dân, hay trong các đề tài nghiên cứu của các học giả đương thời. Đã nhiều lần Truyện Kiều được phiên âm ra chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, ấy vậy nhưng để truyền tải hết cái hồn của kiệt tác này thì dường như vẫn còn có sự thiếu sót của các bản dịch phổ thông. Chính vì vậy, nhằm tái hiện lại một áng thơ truyền kỳ, đem tới cho độc giả những góc nhìn sâu sắc hơn về Truyện Kiều, qua hệ thống chú giải, diễn giải nguyên chú khoa học và đầy đủ, MaiHaBooks xin giới thiệu tới bạn đọc ấn phẩm “TRUYỆN KIỀU - ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” – do Kiều Oánh Mậu khảo đính, chú thích; Kiều Thu Hoạch phiên âm, chú giải. Bản Kiều Nôm do Kiều Oánh Mậu khảo đính, chú thích có tên Đoạn trường tân thanh do Đào Nguyên Phổ mang từ Huế ra Bắc năm 1898, đưa làm quà cho Kiều Oánh Mậu. Từ bản Nôm này, Kiều Oánh Mậu đã khảo cứu, chú thích, nghiền ngẫm so sánh văn bản nhiều năm rồi mới giao cho thợ khắc in vào năm 1902. Văn bản Truyện Kiều Nôm của Phó bảng Kiều Oánh Mậu là bản “đã thành”, qua tay GS.TS. Kiều Thu Hoạch, Truyện Kiều Quốc ngữ “bản Kinh” là văn bản “đang thành”, cả trên phương diện phiên âm, chú giải chuẩn theo bản Nôm, với trình độ chuyên nghiệp cao, đồng thời bổ sung, hoàn chỉnh các diễn giải nguyên chú, cũng như mở rộng cách đọc so sánh “liên văn bản” với bản gốc Thanh Tâm Tài Nhân, theo yêu cầu đời sống học thuật hiện đại, trở thành bản Kiều Quốc ngữ hoàn hảo của thế kỷ XXI. 2. Một giới thiệu tổng quan về vu thuật của người Việt Bùa chú từ thuở sơ khai của con người đã xuất hiện với nhiều ý nghĩa được gán vào, thể hiện mong ước của con người về sức khỏe, hạnh phúc và cuộc sống trần thế. Tùy theo hình thức và hình ảnh mà chúng thể hiện, người ta cho là bùa có năng lực truyền cho con người sức khỏe, trí khôn, sự tươi vui trong cuộc sống và những lạc thú thân xác Chỉ qua xem xét về mặt ngôn ngữ theo lối duy danh định nghĩa, rõ ràng đã cho thấy bùa không chỉ có ở những nước sử dụng chữ Hán, mà nó còn được sử dụng bằng cả những loại hình văn tự hoặc ký hiệu khác từ thời Ai Cập cổ đại để canh giữ xác ướp. Điều này cũng đã hé lộ khía cạnh tâm linh của bùa, một khía cạnh vô cùng quan trọng của bùa chú. Như vậy, có thể coi tín ngưỡng, tôn giáo như là nền tảng văn hóa tâm linh về bùa chú của người Việt. Chính vì vậy, tác giả Kiều Thu Hoạch chủ trương tìm hiểu cội nguồn bùa chú của người Việt trong cộng đồng Bách Việt, với tục “Việt vu kê bốc”, thông qua công trình Ma thuật, bùa chú và tục Việt vu kê bốc trong tín ngưỡng dân gian của người Việt. Chú giải: Việt vu kê bốc – Tục bói gà trong vu thuật của người Việt. Phạm Thành Đại (1126-1193) đời Tống trong Quế Hải ngu hành chí ghi chép khá tường tận về tục bói gà của người Việt: “Bói gà, đó là phép bói của người Nam, lấy gà trống bó chặt hai chân, đốt hương cúng bái nói điều cần bói, sau đó giết gà, rửa sạch xương đùi mà xem điều lành dữ. Có 18 phép để xét điều tốt xấu. Họ còn bói cả trứng gà, vẽ mực đen lên vỏ trứng, sau khi đã luộc, xem chỗ dấu mực vẽ mà đoán điềm lành dữ” Trích đoạn hay “… Điều thú vị là tình hình sử dụng bùa chú trong xã hội người Việt Nam nói chung hầu như vẫn còn được sử dụng chí ít là trong việc thờ cúng, trấn yểm… Là người nghiên cứu văn hóa Việt Nam, chúng tôi từng nghiên cứu về các loại tôn giáo truyền thống như Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, đồng thời cũng đặc biệt hứng thú nghiên cứu các loại hình tín ngưỡng dân gian của người Việt trong đó có vu thuật (ma thuật), bùa chú… vì thế, chúng tôi coi đây là một đề tài cần khám phá, tìm hiểu nhiều mặt, cố gắng để có những đóng góp mới.” (trích Dẫn nhập) “Cũng có nhiều trường hợp người ta không cần đến người trung gian. Bởi ở người Việt, tính ma thuật gần như bao trùm hết mọi hình thức phụng thờ, hay ít nhất thì nó hòa lẫn vào những hành vi chính yếu của việc phụng thờ. Việc cúng tế được quan niệm là quan trọng hơn cả, bởi vì nhằm thỏa lòng các quyền lực siêu nhiên, và mang lại cho đương sự nhiều ân huệ. Vì thế cần phải được thần thánh chấp nhận, phải dâng cúng đúng lúc, vào đúng thời điểm để chắc chắn được ưng thuận. Nhưng thường thì không đủ để sử dụng trong các trường hợp riêng biệt. Bởi thế, thay vì nhờ thầy bói, người ta đơn giản là xin xăm may rủi, khi thì đẽo hai thanh gỗ theo hình quả đậu, khi thì dùng hai đồng tiền mặt ngửa có chữ thì đánh dấu vôi để làm dụng cụ bói âm dương. Khi bói, người chủ sự đặt ngửa hai đồng tiền ở ngón giữa trong lòng bàn tay, tay phải đặt trên bàn, tay trái ở trước ngực, miệng lâm râm khấn với thần linh, vừa thở bằng miệng vừa báo cáo với thần vào ngày giờ nào đó, đương sự nào đó xin được phép cúng lễ, ông ta xin thần cho biết là thần có ưng thuận cho phép hay không. Rồi đột nhiên ông ta mở tay ra để rơi hai đồng tiền trên đĩa. Nếu hai đồng tiền một sấp một ngửa có nghĩa là thần ưng thuận. Trường hợp câu trả lời không tốt, thì ông ta làm lại hai lần, ba lần để xem đúng là có phải thần không thuận hay không. Nếu thần cứ từ chối mãi, thì người ta chờ một ngày khác tốt lành hơn, hoặc muốn nài nỉ để thần thánh ưng thuận ngay, thì người ta chỉ nghỉ một lát rồi lại tung tiền cho đến khi có câu trả lời ưng thuận của thần. Thế là thần đã bị thuyết phục và nhận lời.” (trích Phần một: Tổng quan lịch sử bùa chú) “Phép này luận sự chân gà Chép làm một chuyện người ta được dùng Xem cho biết sự cát hung Hoặc phải hoặc dữ xét trong xét ngoài Dầu thấy nội động có tai Vô tai vô động ai ai sá nhìn Móng cái có máu hồng lên Mỗi chấm nho nhỏ cái động liền tai Ngón ngoài ngoài động đã hay Ngón nội nội động thực hay sẽ bàn…” (trích Việt vu kê bốc) Về tác giả Tác giả: KIỀU THU HOẠCH Sinh năm: 1934Quê quán: Sơn Tây - Xứ ĐoàiGiáo sư, Tiến sĩ Văn học/ Văn hóa dân gian - Văn hóa họcNguyên Tổ trưởng Tổ Nôm, Ban Hán Nôm (1970-1979). Nguyên Ủy viên Hội đồng Khoa học Bạn Hán Nôm (1973-1979), tiền thân của Viện Nghiên cứu Hán NômNguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian (1992-1999)Nguyên Ủy viên Hội đồng Khoa học, Trung tâm KHXHANV Quốc gia (1997-2001), nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt NamChủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nhân học Văn hóa (từ 2018 đến nay)Một số công trình khoa học đã xuất bản Văn học dân gian người Việt - Góc nhìn thể loạiTruyện Nôm - Lịch sử phát triển và thi pháp thể loạiVăn hóa dân gian người Việt — Góc nhìn so sánhNhững phạm trù nghệ thuật dân gian người Việt thời Trung đạiGóp phần nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam thời kỳ thiên niên kỷ đầu Công nguyên.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành
Công ty TNHH Quốc Tế Mai Hà
Ngày xuất bản
2023-09-14 21:29:58
Loại bìa
Bìa cứng
Số trang
920
Nhà xuất bản
Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
Sản Phẩm Tương Tự
Sản Phẩm Liên Quan
Combo Trọn Bộ Sách PoMath - Toán Tư Duy Cho Trẻ Em 4-6 Tuổi (6 cuốn)
386.100₫
Đã bán 12