Combo 4 Cuốn Sách Kỹ Năng Thay Đổi Con Người Bạn: Gìn giữ cho nhau + Bão Giông Mới Là Cuộc Đời + Tàn Khốc Mới Là Thanh Xuân + Nóng Giận Là Bản Năng , Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh
1 / 1

Combo 4 Cuốn Sách Kỹ Năng Thay Đổi Con Người Bạn: Gìn giữ cho nhau + Bão Giông Mới Là Cuộc Đời + Tàn Khốc Mới Là Thanh Xuân + Nóng Giận Là Bản Năng , Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh

0.0
0 đánh giá
1 đã bán

Combo 4 Cuốn Sách Kỹ Năng Thay Đổi Con Người Bạn: Gìn giữ cho nhau + Bão Giông Mới Là Cuộc Đời + Tàn Khốc Mới Là Thanh Xuân + Nóng Giận Là Bản Năng , Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh Gìn giữ cho nhau “Khôn ngoan ở đời ai cũng có thừa, nhưng những người quá khôn ngoan thì không t

372.000
Share:
NHBook

NHBook

@nhbook
4.8/5

Đánh giá

6.066

Theo Dõi

17.489

Nhận xét

Combo 4 Cuốn Sách Kỹ Năng Thay Đổi Con Người Bạn: Gìn giữ cho nhau + Bão Giông Mới Là Cuộc Đời + Tàn Khốc Mới Là Thanh Xuân + Nóng Giận Là Bản Năng , Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh Gìn giữ cho nhau “Khôn ngoan ở đời ai cũng có thừa, nhưng những người quá khôn ngoan thì không thể sống với nhau cả đời được. Vì họ luôn nghĩ cho cá nhân họ mà không bao giờ nghĩ cho người khác. Họ thích mang về cho trái tim mình thật nhiều yêu thương từ kẻ khác, mà chưa bao giờ biết hiến tặng sự yêu thương của mình đến người kia. Khi mình chưa biết nhìn cuộc đời bằng con mắt từ bi, bằng tấm lòng rộng mở, bằng một cử chỉ đôi bàn tay yêu thì không bao giờ mình cảm nhận được thế nào là sự yêu thương. Phải chăng có cái gì đó mất mát đi mình mới hiểu sao là yêu thương, là gìn giữ, là cho đi, là của nhau? Hãy nhìn lại những người mình từng thương yêu buổi ban đầu, đến nay đã không còn cùng mình nắm tay nhau đi nốt đoạn đường còn lại. Thế thì nguyên nhân từ đâu ra? Phải chăng từ không biết trân quý, không biết gìn giữ mà ra. Nếu em có đủ chánh niệm, có đủ tỉnh thức nhận định cuộc đời, em sẽ thấy mỗi người đến với mình đôi lúc chỉ là dạy cho mình một bài học về cuộc sống yêu thương rồi lặng lẽ ra đi. Bài học đó là bước đầu tiên để mình trưởng thành, để mình biết thế nào là được mất hơn thua, giận hờn yêu ghét, nhớ nhung ghen tức, chờ đợi lo âu. Giữa muôn ngàn cảm xúc của cuộc sống, giữa muôn ngàn lý do gây thương tổn, lại cũng nhiều khi chỉ cần một lời nói cử chỉ chân thật là đủ để dựng lại niềm tin đã mất ban đầu. Căn bản của niềm tin là yêu sự thật và tôn trọng sự thật. Sự thật đủ dựng lại niềm tin, đủ gìn giữ, tin tưởng mối quan hệ của nhau.” Quyển sách Gìn giữ cho nhau là những tâm sự, những lời chia sẻ rất chân thành của tác giả Hồng Bối. Không chỉ là những câu chuyện về đời, tác giả còn gửi gắm vào đấy các triết lý Đạo Phật sâu sắc. Với giọng văn nhẹ nhàng mà không kém phần thu hút, Hồng Bối giúp chúng ta hiểu rằng cuộc đời này cần nhiều tình thương hơn là tình yêu. Nhưng thương như thế nào mới thực sự là thương. Mời các bạn đón đọc Gìn giữ cho nhau. Hy vọng quyển sách này sẽ giúp các bạn gìn giữ yêu thương cho các mối quan hệ của mình. TRÍCH DẪN TỪ SÁCH: Mười năm còn nhớ hay đã quên Bên tách cà phê sáng nay, nhìn đôi bàn tay gầy guộc của em sau bao năm gặp lại, anh nghe văng vẳng từng giọt thời gian rơi qua làn ký ức của ngày dài nỗi nhớ “Em ra phố rộng dịu hiền. Bỏ quên chiếc lá bên hiên cửa thiền”. Tháng 12 lại sắp đi qua. Và Tết âm lịch đang đến rất gần. Thế mà anh đã ở cái thành phố này mười năm rồi đó em. Mười năm ăn mười cái Tết. Mười năm gặp nhiều người lạ và xa nhiều người quen. Mười năm đủ thấy mình không còn trẻ nữa. Mình trẻ hơn so với người lớn tuổi và mình già hơn so với người nhỏ tuổi. Nghĩa là mình đã không còn trẻ. Nói như người bạn: “Ngày xưa, người mang tuổi 20 của mình, xuôi dòng nơi phố thị; ta mang tuổi 20 của mình, ngược dòng, về khép cửa, chép những câu kinh xưa. Tháng năm khép cửa từ dạo đó. Mỗi người về gom hết những tháng năm tuổi trẻ của mình để vẽ ra cho mình một cuộc hành trình đi qua cuộc đời này. Kẻ ngược dòng người xuôi dòng. Ngược dòng hay xuôi dòng cũng đều có khó khăn của nó. Cuộc hành trình duy nhất người ta không thể nhìn thấy kết thúc chính là cuộc sống. Kẻ ngược, người xuôi”. Một năm đi qua đủ để hiểu cuộc đời. Một thập niên đi qua mình đã “được” và “mất” gì với cuộc đời? Nếu một đời người đi qua, cái cuối cùng mình còn lại là gì? Có phải chăng là tình người, dù tình người đó chỉ để gió cuốn đi? Một người hỏi đức Dalai Lama Tenzin Gyatso: “Nếu bây giờ chúng ta đừng bàn đến những vấn đề cao siêu như niết bàn, giải thoát hay giác ngộ, thì với đời sống này ngay hiện tại ngài muốn mình đạt được điều gì?” Đức Dalai Lama trả lời: “Tôi muốn được hạnh phúc. Và nếu tôi có thể giúp một ai đó có một chút hạnh phúc là tôi thấy cuộc đời mình có ý nghĩa. Mỗi khi tôi giúp được người khác là tôi thấy mình hạnh phúc. Đối với tôi thì điều quan trọng nhất trong cuộc đời này là tình người với sự quan tâm và chăm sóc cho nhau”. Tình người được làm bằng sự có mặt và sự chân thành. Chúng ta không thể có được tình người nếu như không có sự chân thành. Khi lớn lên, khi đã kinh qua nhiều chuyện sóng gió của tuổi trẻ, ta mới thấy cuộc đời như một giấc mộng, thời gian thì cứ trôi đi vô tình. Duyên đến duyên đi đều đã được định sẵn, an bài. Có lúc là gặp nhau trong khoảnh khắc, có khi là chia tay trong ngậm ngùi. Dẫu sao cũng là để trùng phùng dịp khác đẹp hơn. Người có nhiều kỷ niệm đẹp là người có nhiều tình thương. Người có nhiều tình thương là người sống tử tế. Càng sống lâu thì phải càng tử tế với nhau. Sau này sẽ thấy tử tế nó nuôi dưỡng tâm hồn mình nhiều lắm. Bởi vì hoài niệm đẹp nhất của cuộc đời là khi mình thích “cái gì” mà không thuộc về mình nhưng mình luôn đối xử tử tế với cái đó thì tâm hồn mình là một tâm hồn rộng rãi bao dung. Cho nên, bắt đầu từ hôm nay em phải sống cho bản thân mình. Làm những việc cần làm, buông những gánh nặng cần buông, quên đi những muộn phiền của quá khứ, tập cho mình có một lối sống lành mạnh để chữa lành những vết thương ngày nào. Và nhất là không đặt nặng quá vấn đề tình cảm. Có cũng được mà không thì cũng chẳng sao. Mình vui được với chính mình thì mình rộng lượng được với mọi người. Phải tập thả cho “nó” bay đi. Nếu nó trở về thì nó vốn là của mình. Còn nó bay đi mà không trở về thì căn bản nó không phải là của mình. Cái không thuộc về mình thì mình có cố nắm giữ, níu kéo cũng chẳng làm được gì, có khi lại còn tạo thêm nhiều rắc rối cho bản thân. Đôi lúc phải tự nhủ với lòng mình: Lớn rồi phải học cách bình thản. Lớn rồi phải biết quý trọng sức khỏe bản thân. Lớn rồi phải biết cám ơn cuộc đời đã cho mình thêm thời gian được sống. Lớn rồi phải tập viết ra những dòng suy nghĩ của mình lắm lúc còn hơi ngập ngừng. Lớn rồi phải biết giúp đỡ mọi người những lúc gặp khó khăn. Lớn rồi phải biết cám ơn vì mọi chuyện xung quanh mình luôn được yên bình an ổn. Mười năm đi qua và mười năm trở lại. Em giờ đã có một đời sống khác. Còn anh vẫn như ngày nào, vẫn lặng lẽ an vui theo gót chân Phật. Mượn tạm câu thơ của Dalai Lama Tsangyang Gyatso để thấy rằng, học cách bình thản trước dòng đời là học cách nuôi lớn tâm hồn: Gặp người, hay không gặp người Ta vẫn ở đây Không vui, không buồn Người nhớ, hay không nhớ Ta vẫn ở đây Không thêm, không bớt Người theo, hay không theo ta Tay ta vẫn nơi người Không mừng, không lụy. … Tĩnh lặng, vì mười năm trước và mười năm sau đã đổi thay rất nhiều. Một người cần từ bi, và một người cần tình thương. Phải đủ vững chãi vì có lúc có những trái tim thương tổn cần một nơi để trở về nương tựa tâm hồn chính mình. Hãy nghĩ rằng cửa Phật luôn rộng mở, ai đến ai đi chỉ là tùy duyên. Bão Giông Mới Là Cuộc Đời Chúng ta có luôn hài lòng với cuộc sống của mình không? Chư vị thánh hiền trong quá khứ dạy rằng nếu chia đời mình thành mười phần bằng nhau, ta thường chỉ thấy hạnh phúc một hoặc hai phần. Đức Phật cũng luôn dạy rằng đời là bể khổ. Dẫu không phải là đau khổ của sinh lão bệnh tử thì cũng không tránh được nỗi đau khi xa lìa người thân yêu, đối mặt với kẻ thù và không đạt được những điều mong muốn. Một số người chỉ mong cầu thuận cảnh và không muốn đối mặt với khổ đau nằm ẩn trong những thuận cảnh đó. Điều này hoàn toàn phi thực tế. Cuộc sống luôn đầy bão giông và những chuyến đi gập ghềnh. Bên cạnh đó, nếu không có gió, sương, tuyết và mưa sẽ không có hoa nở vào mùa xuân hay trái ngọt vào mùa thu. Ngoài ra, rất nhiều người tin rằng lòng vị tha, nỗ lực vì hạnh phúc của người khác, không mang lại phần thưởng gì; họ không nhận ra rằng đó mới chính là phần thưởng xứng đáng nhất. Họ nghĩ rằng chấp nhận chân lý vô thường sẽ làm giảm ước muốn cháy bỏng và tham vọng của họ mà không hề nhận ra rằng sống với chân lý vô thường làm cho cuộc sống trở nên vi diệu hơn. Thay vào đó, họ dành thời gian lo lắng về tài sản và danh tiếng. Thật không may, không ai trong số họ được đảm bảo một cái chết an bình, nói gì đến hạnh phúc trong những đời tương lai. Chúng ta cần trở thành bậc thầy của nội tâm mình. Bất kể tình hình phức tạp thế nào hay cuộc sống không thể chịu đựng được ra sao, phương thuốc tốt nhất cho cuộc sống là thực hành những gì Đức Phật đã dạy. Quyển sách Bão giông mới là cuộc đời tập hợp những bài viết và thuyết pháp của tác giả - nhà sư Khenpo Sodargye mang những thông điệp gần gũi, giản đơn mà lại đầy thuyết phục để người đọc có thể tự điều phục tâm, vượt qua những khổ đau của cuộc đời. Hy vọng cuốn sách này có thể mang đến sự an dịu cùng hạnh phúc cho nhiều người hơn trong thời kỳ nhiễu loạn này. Trích dẫn từ sách: NẾU BẠN ĐEO ĐUỔI THỨ SAI LẦM, ĐAU KHỔ SẼ ĐEO ĐUỔI BẠN Mọi thứ đều vô thường. Tất cả mọi thứ, kể cả thân thể, của cải, danh tiếng và các mối quan hệ, đều sẽ thay đổi. Chúng ta không thể mang theo những thứ này khi từ giã cuộc đời. Chỉ có tâm thức luôn theo chúng ta xuyên suốt cuộc đời và vào lúc chết. Ngày xửa ngày xưa có một thương gia nọ có bốn người vợ. Ông hết mực thương yêu người vợ thứ tư và luôn chiều theo ý cô. Người vợ thứ ba ông phải nỗ lực mới chiếm được trái tim nên lúc nào cũng kề sát bên và dành cho cô những lời nói ngọt ngào. Người vợ thứ hai là người bầu bạn tâm sự của ông và ngày nào ông cũng cùng cô trò chuyện. Còn người vợ cả giống như người giúp việc, luôn nghe lời ông và chưa từng than phiền bất cứ điều gì, nhưng trong trái tim ông, bà không hề có một vị trí thực sự. Một lần nọ, ông thương gia chuẩn bị đi đến một nơi xa xôi, hẻo lánh và ông hỏi người vợ nào sẽ đi cùng với ông. Người vợ thứ tư từ chối thẳng thừng. Người vợ thứ ba lên tiếng: “Ngay cả cô vợ yêu quý nhất của ông cũng chẳng đi thì tại sao tôi lại phải đi?” Còn người vợ thứ hai thì nói: “Tôi sẽ tiễn ông nhưng tôi không muốn đến một nơi xa xôi.” Chỉ duy nhất người vợ đầu tiên đáp: “Bất kể ông đi đến đâu và xa xôi thế nào, tôi luôn sẵn lòng đi cùng với ông!” Câu chuyện này có ý nghĩa gì? Người vợ thứ tư và cũng là người vợ yêu quý nhất của ông đại diện cho thân thể. Khi chúng ta còn sống, chúng ta thấy nó là thứ quan trọng nhất mình có nhưng vào lúc chết, nó sẽ không đi cùng chúng ta. Người vợ thứ ba đại diện cho của cải. Dù chúng ta nỗ lực làm việc bao nhiêu đi nữa, vào lúc chết, chúng ta cũng chẳng thể mang theo dù chỉ một xu. Người vợ thứ hai đại diện cho bạn bè và người thân của chúng ta. Khi chúng ta chết, cùng lắm họ chỉ có thể rơi nước mắt và chôn cất chúng ta. Người vợ đầu tiên đại diện cho tâm thức của chúng ta. Đó là thứ gần gũi nhất với chúng ta nhưng cũng là thứ dễ bị lãng quên nhất vì chúng ta luôn dành hết năng lượng của mình cho những thứ bên ngoài. Đây là lý do tại sao một vị thầy từng nói: “Chúng ta thường có nhiều ý nghĩ lạ lùng: Chúng ta luôn mong ngóng đến ngày trưởng thành nhưng sau đó lại tiếc nuối thời thơ ấu đã trôi qua từ lâu. Chúng ta lao đầu vào kiếm tiền đến mức phát bệnh chỉ để sau đó lại tiêu hết tiền vào việc hồi phục sức khỏe. Cái chết luôn có vẻ còn xa nhưng khi chúng ta lìa đời thì dường như cuộc đời lại quá ngắn ngủi. Chúng ta liên tục lo lắng về tương lai mà quên mất hạnh phúc trong hiện tại.” Nếu chúng ta hiểu rằng tất cả mọi thứ luôn biến đổi – chúng hình thành khi duyên sinh và kết thúc khi duyên diệt – thì dù chúng ta đang có trong tay gì đi nữa, chúng đều sẽ có vẻ diệu kỳ. Chúng ta sẽ ngừng điên cuồng theo đuổi danh vọng và vật chất thế gian. Khi bất hạnh ập đến, chúng ta sẽ không bị rơi vào tuyệt vọng. Tóm lại, nếu chúng ta quen với sự thay đổi và chấp nhận nó, chúng ta sẽ ngưng đổ lỗi cho người khác về những vấn đề của bản thân, chúng ta sẽ thư giãn thân thể và cởi mở tâm hồn. LẠC QUAN VÀ BI QUAN Cách đây không lâu, một đệ tử tại gia gọi điện cho tôi và nói: “Thưa Khenpo, gần đây con thấy vô cảm và chán nản. Con nghĩ việc thay đổi môi trường có lẽ sẽ tốt cho con.” Việc này khiến tôi nhớ đến một câu chuyện. Xưa kia có một người đàn ông sinh được hai cậu con trai và quyết định đặt tên là Lạc Quan và Bi Quan. Hai đứa trẻ lớn lên trong môi trường giống nhau nhưng tính nết lại rất khác nhau. Lạc Quan luôn vui vẻ bất kể gặp chuyện gì còn Bi Quan luôn thấy bức bối ngay cả khi mọi chuyện diễn ra tốt đẹp. Một ngày, người đàn ông cảm thấy hối hận vì đã đặt những cái tên vô lý như vậy cho con mình. Để đảo ngược tình hình, ông quyết định bỏ Lạc Quan lên đống phân và Bi Quan lên đống trang sức cùng đồ chơi. Một lát sau, người đàn ông quay trở lại xem sự việc diễn ra thế nào. Ông ngạc nhiên khi thấy Lạc Quan đang thích thú khám phá đống phân và còn nói rằng: “Cha bảo con ở lại đây thì chắc hẳn phải có một kho báu quanh đây!” Trong khi đó, Bi Quan đang ngồi buồn bã giữa đống đồ trang sức và đã đập vỡ một nửa số đồ chơi. Khi nhìn thấy cảnh tượng này, người cha chợt nhận ra rằng để thay đổi tâm trạng thì thay đổi hoàn cảnh không thôi chưa đủ. Tất cả trải nghiệm đều là những phóng chiếu của chính tâm ta. Do trạng thái tinh thần khác nhau, quan điểm của chúng ta về cùng một đối tượng có thể cách xa nhau một trời một vực. Đó là lý do tại sao người ta nói rằng khi một người bi quan nhìn thấy bụi hoa hồng, anh ta sẽ ca thán về những chiếc gai còn người lạc quan sẽ hân hoan vì những bông hoa. Chúng ta có thể thử thay đổi môi trường nhưng chuyển hóa được nội tâm thì mạnh mẽ hơn nhiều. Cuộc sống của chúng ta hạnh phúc hay khổ đau không phải do những yếu tố bên ngoài quyết định. Nhà văn Mỹ Ralph Waldo Emerson đã viết rằng: “Cuộc đời vui thú hay không là tùy vào con người chứ không phải vào công việc hay nơi chốn.” Sẽ có nhiều điều trong cuộc sống không diễn ra theo kế hoạch. Nếu bạn không thể đối mặt với các vấn đề, chỉ đổ lỗi cho mọi người và cố gắng tìm hạnh phúc bằng cách thay đổi điều kiện bên ngoài, thì bạn sẽ chỉ làm mình đau khổ mà thôi. Cho dù bạn ở trong hoàn cảnh nào hay cảm thấy thất vọng ra sao, tốt hơn là hãy điều phục tâm mình thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh. Làm như vậy tốt hơn bất kỳ điều gì. Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu! Tàn Khốc Mới Là Thanh Xuân Từ xưa tới nay người thế gian cũng thường dùng những lời tốt đẹp nhất để ca ngợi thanh xuân. Nhưng thanh xuân có lúc không như vậy, luôn có rắn độc nấp sau những khóm hoa diễm lệ. Cho nên thanh xuân cũng có mặt tàn khốc của nó – áp lực công việc, niềm bất an trong tình cảm, cảm giác vô định trong cuộc sống, sự đả kích của thất bại, nỗi cô đơn ấm ức khi bị lừa gạt… Những điều đấy đã khiến các bạn trẻ không tìm được phương hướng, thậm chí còn gây ra các hành vi rất cực đoan. Một bộ phận giới trẻ ngày nay hay cho rằng Phật giáo là tôn giáo dành cho người già, tới bất kì ngôi chùa nào cũng thấy rất nhiều người già đang niệm Phật, dường như không liên quan gì tới giới trẻ. Đây là một lối suy nghĩ sai lầm. Thông qua quá trình tu học Phật pháp 30 năm nay, tác giả thấy rằng: Phật pháp vô cùng hữu ích cho người trẻ! Tác giả vô cùng đau lòng mỗi khi nhìn thấy người trẻ vì những việc nào đó mà phiền não, bị giày vò, sống không bằng chết. Bởi vậy ông rất mong có thể đem những phương pháp của Phật giáo nói cho họ biết, nguyện cầu có thể giúp giới trẻ đủ dũng khí đối diện với sự tàn khốc của thanh xuân. Thanh xuân là thời kì rất quan trọng trong cuộc sống, cũng chính là thời kì giới trẻ bước chân vào xã hội, thiết lập nhân sinh quan của mình. Nếu như định hình sai thì cả một đời chỉ có mưu đồ danh lợi, nhằm đạt được mục đích, lãng phí một kiếp người quý báu. Cho nên, con đường đời về sau nên đi như thế nào thì mọi người hãy suy nghĩ cho kĩ. Bởi vậy, tác giả Khenpo Sodargye quyết định trích những nội dung thích hợp với giới trẻ từ những bài giảng trong những lần đi thuyết pháp và diễn giảng cho sinh viên, biên tập lại thành sách. Hi vọng thông qua sự chỉ dẫn của Phật pháp, người trẻ nhận ra được bản chất của cuộc sống, hiểu rõ được lí thủ – xả trong đời, có trí tuệ để xử lí mọi việc chứ không dừng ở những khẩu hiệu suông, lừa mình lừa người, trốn tránh hiện thực. Các bạn trẻ thân mến, hãy đọc quyển sách này, vì một câu nói trong sách có thể đem lại rất nhiều điều chỉ dẫn cho bạn, soi sáng con đường của bạn trong tương lai. Trích dẫn từ sách: NHÌN KHẮP THẾ GIAN, KHÔNG AI KHÔNG KHỔ Nhiều người khi còn đang học đại học không hề chuẩn bị kĩ càng cho tương lai, chỉ tưởng tượng mông lung rằng: “Chỉ cần học xong đại học là tôi có thể bước ra ngoài xã hội thể hiện tài năng, tự do làm công việc mình mơ ước, thích gì làm nấy!” Thực ra, khi bạn thực sự bước chân vào xã hội, bạn sẽ ngộ ra nhiều chuyện chưa từng nghĩ tới, ẩn giấu phía sau vinh quang và nụ cười sẽ là hiện thực xấu xí. Khi đó, nếu bạn không có sự trợ lực của tín ngưỡng hay chuẩn bị tâm lí kĩ càng, một khi lí tưởng và thực tế trái ngược nhau, bản thân sẽ cảm thấy bất lực khi đối diện với hiện thực. Lúc đó, giả sử nếu bạn có thể nhận ra: Nhân sinh vốn dĩ là khổ đau, nhưng có thể dựa vào phương pháp được đức Phật thuyết giảng để loại bỏ, thì bạn sẽ có thêm nguồn hi vọng rời xa khổ đau đạt được hạnh phúc, gặp phải nghịch cảnh cũng không cảm thấy bế tắc. Đức Phật từng dạy chúng ta rằng: “Ba cõi không an, như ở trong nhà lửa”. Nhân sinh trên thế gian vốn dĩ khổ đau nhiều, hạnh phúc chẳng bao nhiêu. Điều này một số người có lẽ chưa nhận ra, tuy nhiên ta hãy thử tính xem: Mỗi ngày từ sáng đến tối, bạn vui vẻ mấy lần, đau khổ mấy lần? Hoặc sống đến bây giờ việc khiến bạn vui có bao nhiêu, chuyện buồn có bao nhiêu? Đừng cho rằng tiền tài, danh vọng hay địa vị có thể mang đến niềm vui. Elizabeth Taylor từng nói: “Đời tôi nhan sắc, danh tiếng, thành công, phú quý đều có cả, nhưng lại không hề cảm thấy hạnh phúc”. Tại sao lại như vậy? Một người nếu không biết hài lòng, hạn chế ham muốn, không có khái niệm “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”, chỉ phụ thuộc mọi việc bên ngoài, thì không cách nào chống lại được khổ đau luân hồi. Ngày nay chưa chắc các bạn trẻ đã hiểu được chân lí này, nhưng đợi đến khi bắt đầu lăn lộn ngoài xã hội sẽ ngộ ra khổ mới là cuộc đời. Ở nơi làm việc phải đối mặt với đủ kiểu cạnh tranh, về đến nhà phải đối diện với than phiền của người thân, bước ra cửa lại bực tức với việc tắc đường, thường ngày cũng có lúc tâm tình buồn bực vô cớ, có khi sức khoẻ có vấn đề hoặc cũng có lúc nhìn người khác đã thấy không vừa ý Tôi thường nghĩ rằng: Sức mạnh mà Phật pháp mang lại cho tôi có đổi lấy bao nhiêu tiền bạc, danh vọng cũng không sánh được. Nếu không học Phật tôi cũng sẽ đối diện cuộc sống với tâm thế phàm tục, chắc chắn phải chịu vô vàn đau khổ. Ví dụ khi nảy sinh mâu thuẫn với người khác, nghĩ không thông rất dễ gây hấn hoặc thậm chí hận thù đối phương cả đời. Nhưng khi học Phật rồi phần lớn khổ đau đều có thể được giải trừ thông qua giáo lí nhà Phật, nhiều lúc cơ thể và tâm trí có thể được điều chỉnh ngay lập tức. Thậm chí có khi kết quả không nhìn ra ngay được, nhưng ít nhất tôi hiểu được rằng đau khổ bắt nguồn từ nghiệp lực của chính bản thân mình. Bằng cách này, dù chuyện gì xảy ra ta vẫn sẽ vui vẻ đón nhận, bình tĩnh đối mặt, chứ không chìm đắm trong đau khổ, không cách nào thoát ra. TRƯỞNG THÀNH TỪ KHỔ ĐAU Thông thường mọi người đều cho rằng hạnh phúc và khổ đau là hai phạm trù riêng biệt, như nước với lửa không thể dung hoà. Nhưng có thể tìm ra hạnh phúc từ trong nỗi đau, nhìn rõ đau khổ tồn tại trong niềm vui, đó mới là bậc cao minh trí giả. Rất nhiều người khi nhắc đến đau khổ liền tránh như tránh tà mà không biết rằng nó cũng có mặt lợi. Đau khổ có thể làm tiêu tan cảm giác vượt trội, xua tan sự kiêu ngạo, giúp bạn biết thương cảm với nỗi đau của chúng sinh, giúp ta nhìn rõ chân tướng sự việc, hiểu được việc gì nên làm, việc gì không nên làm… Do đó khổ đau không phải là không có ích lợi, mấu chốt là bạn có thể tinh chế “dưỡng chất” từ nó hay không mà thôi. Trong Phật giáo, cách đối mặt với đau khổ hoàn toàn không giống với nhân gian. Người đời rất sợ nghịch duyên và đau khổ, họ thường lui tới chùa chiền thắp hương bái Phật, xin Bồ tát phù hộ tránh bệnh bớt nạn, thăng quan phát tài, bình an hạnh phú Nhưng trong Phật giáo Đại thừa, chỉ có một cách có thể biến đau khổ thành hữu dụng. Giả dụ như mắc bệnh vốn dĩ là việc vô cùng khốn khổ, nhưng Phật giáo dạy rằng có thể biến bệnh tật thành công đức. Có lẽ một số người không hiểu: “Mắc bệnh thì có ích lợi gì? Không thể nào như vậy được!” Thực ra bản thân chúng ta vốn cực kì ngạo mạn, không bao giờ để tâm đến bất cứ điều gì, nhưng nhờ việc lâm trọng bệnh, ta có dịp thể nghiệm sâu sắc nỗi khổ nhân sinh, đồng thời thay đổi hoàn toàn thái độ, bắt đầu chú ý để tâm tới những điều xung quanh, phương hướng sống cũng có những khác biệt rõ rệt. Khi đó, bệnh tật sẽ đem lại giá trị nhất định. Giống như Milarepa, chính vì bố mẹ bị bức hại, sau này ngài mới có thể đạt được thành tựu lớn như vậy. Do bị chiếm đoạt toàn bộ gia sản, nhằm trả thù nhà, Milarepa đi học huyền thuật và giết hại nhiều người. Sau khi gây ra tội lỗi nghiêm trọng như vậy, ông vô cùng ăn năn, cảm giác bản thân chính là kẻ ác nhân tàn độc nhất thế gian. Ông trải qua muôn vàn khổ hạnh để sám hối về tội ác mà mình đã gây ra, cuối cùng đã đạt được chứng ngộ tối thượng, trở thành nhân vật nổi tiếng lưu danh sử sách. Có thể thấy, nếu hiểu được lợi ích của đau khổ, ta sẽ thu được lợi ích to lớn. Vì vậy, chúng ta không nhất thiết phải ngày ngày cầu mong bình an, hạnh phúc, mà có thể ước nguyện có khả năng biến khổ đau, trắc trở, nghịch cảnh thành một điều giúp ích cho chúng ta. Nếu nghĩ được như vậy, dù cho kiếp nạn lớn thế nào, ta cũng có thể chuyển hoá thành hỉ sự. Tôi từng đọc truyện kí về cuộc đời Marie Curie: Năm 19 tuổi, do bị ngăn cấm không được kết hôn với ý trung nhân, bà suýt nữa đã tự sát. Sau này bà quyết tâm biến nỗi bất hạnh đó thành động lực học tập nghiên cứu. Bà rời khỏi Ba Lan đến Đại học Paris nước Pháp, chuyên tâm nghiên cứu. Thời gian du học là quãng thời gian vô cùng khổ cực, mùa đông lạnh đến nỗi bà không thể ngủ nổi. Có lúc thời tiết quá khắc nghiệt, bà thậm chí phải lấy ghế chèn lên chăn để chống chọi lại cái lạnh thấu xương. Chính những năm tháng khốn khó ấy đã góp phần tạo nên sự nghiệp huy hoàng sau này của Marie Curie. Năm 1903, Marie Curie nhận giải Nobel Vật lí, năm 1911 giành được giải Nobel Hoá học. Một người phụ nữ nhỏ bé hai lần nhận giải Nobel thật hiếm có trong lịch sử. Lí do giúp bà đạt được thành công rực rỡ như vậy không thể không kể đến mối tình tan vỡ năm xưa cùng với những tháng ngày du học vất vả. Không có những khổ đau trước đây thì không thể nào có một Marie Curie tài năng xuất chúng sau này. Balzac cũng từng nói: “Đau khổ là bước đệm của thiên tài, là gia tài đối với người có năng lực, còn đối với kẻ yếu lại là vực sâu thăm thẳm.” Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu! Nóng Giận Là Bản Năng , Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh Sai lầm lớn nhất của chúng ta là đem những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực trút bỏ lên những người xung quanh, càng là người thân càng dễ gây thương tổn. Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc lộ hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu bản lĩnh. Suy cho cùng, tất cả những cảm xúc tiêu cực của con người đều là sự phẫn nộ dành cho bất lực của bản thân. Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận. Đem một nắm muối bỏ vào cốc nước, cốc nước trở nên mặn chát. Đem một nắm muối bỏ vào hồ nước, hồ nước vẫn ngọt lành. Lòng người cũng vậy, càng nông cạn càng dễ biến chất, càng sâu sắc càng khó lung lay. Ý nghĩa của đời người không ngoài việc tu tâm dưỡng tính, để mở lòng ra bao la như biển hồ, trước những nắm muối thị phi của cuộc đời vẫn thản nhiên không xao động. “Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh” là từ bỏ “tam độc”, tu dưỡng một trái tim trong sáng: Từ bỏ “tham” – bớt một phần ham muốn, thêm một phần tự do. Từ bỏ “sân” – bớt một phần tranh chấp, thêm một phần ung dung. Từ bỏ “si” – bớt một phần mê muội, thêm một phần tĩnh tâm. Cuốn sách là tập hợp những bài học, lời tâm sự về nhân sinh, luận về cuộc đời của đại sư Hoằng Nhất – vị tài tử buông mọi trần tục để quy y cửa Phật, người được mệnh danh tinh thông kim cổ và cũng có tầm ảnh hưởng lớn trong Phật giáo. Trưởng thành, hãy để lòng rộng mở, tiến gần đến chữ “Người”, học được cách bao dung, học được cách khống chế cảm xúc. Đừng để những xúc động nhất thời như ngọn lửa, tưởng thiêu rụi được kẻ thù mà thực ra lại làm bỏng tay ta trước.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

Thái Hà

Loại bìa

Bìa mềm

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Lao Động

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan