Combo sách: Top 1 Toyota – Những Bài Học Về Nghệ Thuật Lãnh Đạo Từ Công Ty Sản Xuất Ô Tô Lớn Nhất Thế Giới + Sự Quyến Rũ Của Thương Hiệu
Combo sách: Top 1 Toyota – Những Bài Học Về Nghệ Thuật Lãnh Đạo Từ Công Ty Sản Xuất Ô Tô Lớn Nhất Thế Giới + Sự Quyến Rũ Của Thương Hiệu
Combo sách: Top 1 Toyota – Những Bài Học Về Nghệ Thuật Lãnh Đạo Từ Công Ty Sản Xuất Ô Tô Lớn Nhất Thế Giới + Sự Quyến Rũ Của Thương Hiệu
1 / 1

Combo sách: Top 1 Toyota – Những Bài Học Về Nghệ Thuật Lãnh Đạo Từ Công Ty Sản Xuất Ô Tô Lớn Nhất Thế Giới + Sự Quyến Rũ Của Thương Hiệu

0.0
0 đánh giá
2 đã bán

Bài học từ “Top 1 Toyota” chúng tôi không muốn trở thành công ty lớn nhất, mà chỉ muốn là công ty tốt nhất Đó là lời khẳng định của Jim Press, Chủ tịch Toyota Motor chi nhánh Bắc Mỹ khi nói về cách thức kinh doanh của Toyota. Câu thần chú kinh doanh của công ty này kh

319.000₫
-34%
210.540
Share:
The 1991 Book

The 1991 Book

@the-1991-book
4.6/5

Đánh giá

243

Theo Dõi

692

Nhận xét

Bài học từ “Top 1 Toyota” chúng tôi không muốn trở thành công ty lớn nhất, mà chỉ muốn là công ty tốt nhất Đó là lời khẳng định của Jim Press, Chủ tịch Toyota Motor chi nhánh Bắc Mỹ khi nói về cách thức kinh doanh của Toyota. Câu thần chú kinh doanh của công ty này không hề liên quan nhiều đến những khoản thu nhập hằng quý hay lợi nhuận ròng, mà đó là sự phấn đấu mỗi ngày trong việc phát triển con người. Đó không phải là một kế hoạch kinh doanh mà là một triết lý. Sự quyết tâm được thể hiện trong tuyên bố của công ty về môi trường làm việc luôn lớn hơn so với sự quyết tâm trong bất kỳ lá thư nào gửi đến cổ đông, nhưng giá cổ phiếu của Toyota vẫn tiếp tục tăng. Có người cho rằng một phần thành quả của Toyota là nhờ vào di sản và kỷ luật mạnh mẽ của người Nhật, nhưng chỉ có một vài câu chuyện thành công được giải thích theo cách đơn giản như vậy. Không những thế, việc thiết kế, sản xuất và bán ra gần 10 triệu chiếc xe mỗi năm, trong khi vẫn giữ được sự hứng thú cho phần lớn khách hàng của họ, chưa bao giờ là điều dễ dàng. Một số người có thể gán sự thành công của Toyota cho hệ thống sản xuất độc đáo và hiệu quả của họ, luôn không ngừng tạo ra những chiếc ô tô ấn tượng nhất trong ngành. “Top 1 Toyota -Những Bài Học Về Nghệ Thuật Lãnh Đạo Từ Công Ty Sản Xuất Ô Tô Lớn Nhất Thế Giới” Những nhà quản lý muốn mô phỏng theo thành công của Toyota cần phải nhìn thấu hệ thống sản xuất đã được cấp bằng sáng chế của công ty này. Những mảnh ghép tạo nên Toyota, từ các ứng dụng đến triết lý quản lý, cho tới các sản phẩm, kết hợp với nhau để tạo ra một cỗ máy tăng trưởng đáng kinh ngạc. Trong khi các đối thủ ở Mỹ đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ, thì trong suốt hơn một nửa thế kỷ, Toyota không có quý nào bị thua lỗ. Đó là một thành tựu vô cùng đáng nể trên thị trường ô tô toàn cầu đầy biến động và cạnh tranh gay gắt. Cách thức Toyota sử dụng những nhân viên mới cũng quan trọng với thành công chung của công ty, không kém gì cách họ quản lý các bộ phận tại phân xưởng. Tương tự, cách Toyota tiếp cận với các mối quan hệ đối tác và liên minh cũng quan trọng tương tự như phương pháp tiếp cận với chất lượng của họ. Bí quyết thành công của Toyota không nằm ở bất kỳ lĩnh vực nào mà ở cách công ty tiếp cận toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình, với trọng tâm cơ bản là “tôn trọng con người”. Các chỉ số ở Toyota như: lợi nhuận của các cổ đông, xếp hạng lòng trung thành của người tiêu dùng và số lượng nhân viên hạnh phúc nhất trên thế giới, luôn cao hơn nhiều so với mức trung bình của ngành. Chính điều này khiến cho những bài học được rút ra từ mô hình Toyota có thể áp dụng với một ngân hàng, một đại lý bán lẻ hay kể cả một nhà sản xuất. Quy trình và các nguyên tắc là ngôi sao chỉ đường cho Toyota Tại Toyota, quy trình và các nguyên tắc được coi là ngôi sao chỉ đường, chứ không phải CEO. Toyota chiếm được vị trí số 1 – nhà sản xuất ô tô vững mạnh nhất và thành công nhất trên toàn cầu – bởi toàn bộ nhân viên công ty luôn tin tưởng và thực hiện những gì họ được đào tạo, luôn đặt đức tính khiêm tốn lên đầu. Và hiệu suất ổn định chính là trái ngọt cho thành quả lao động ấy. Toyota đã chứng minh, các quy trình của họ chưa bao giờ là lỗi thời trong lĩnh vực sản xuất. Thay vào đó, việc cải tiến liên tục được lồng ghép vào mọi lĩnh vực kinh doanh của công ty, kể cả mối quan hệ với các nhà cung cấp và đối tác tài chính. Vậy nên khi nền kinh tế Mỹ bước vào thời kỳ suy thoái, mô hình kinh doanh toàn cầu thích ứng với tính cạnh tranh khốc liệt, đồng thời nhu cầu tiêu dùng tăng cao cả về chi phí lẫn chất lượng, thì các bài học về nghệ thuật lãnh đạo trong cuốn sách này và của công ty Toyota vẫn chứng minh được giá trị độc nhất cho việc nghiên cứu hay áp dụng ngôi vị thống trị về doanh thu chỉ là một phần của câu chuyện. Toyota đã chứng minh cho những người trong giới ô tô thấy rằng họ có quyền viết lại các quy tắc của ngành này. Chẳng hạn, những người theo ngành công nghiệp ô tô từ lâu đã tin rằng, bởi bản chất nhạy cảm về mặt kinh tế, đây là một ngành kinh doanh theo chu kỳ. Đó là một mặc định mà bất kỳ ai cũng biết. Các tác động như giá dầu và thép, niềm tin của người tiêu dùng, lãi suất và những nhân tố tương tự có khả năng tác động tới mô hình mua hàng sẽ gây ảnh hưởng đến doanh số, lợi nhuận… Tuy nhiên, một biểu đồ bán hàng trong 15 năm của Toyota cho thấy một bức tranh rất khác. Bất chấp những biến động của nền kinh tế, thu nhập ròng hằng năm của Toyota có vẻ khá ổn định. Bằng cách duy trì sự tập trung vào một lý tưởng cao cả, đồng thời thực hiện và duy trì cấu trúc kinh doanh khuyến khích mọi nhân viên tích cực theo đuổi các mục tiêu của công ty, Toyota đang phát triển thành một doanh nghiệp tự tái sinh từ bên trong. Với phương pháp độc nhất, Toyota đã trở thành một trong những tập đoàn đáng ngưỡng mộ, tăng trưởng và có lợi nhuận cao nhất trên thế giới, vượt qua các đối thủ cạnh tranh và nắm giữ vai trò đóng góp không giới hạn cho toàn cầu ở thế kỷ XXI. Top 1 Toyota -Những bài học về nghệ thuật lãnh đạo từ công ty sản xuất ô tô lớn nhất thế giới – Luôn siêng năng với những mục tiêu đúng đắn – Phấn đấu để không ngừng cải thiện – Sức mạnh của sự khiêm nhường – Loại bỏ những thứ vô giá trị – Cải thiện chất lượng bằng cách công bố sự thật – Đặt ra một tiêu chuẩn mới không ai với tới được – Ưu tiên chiến lược dài hạn hơn biện pháp ngắn hạn – Tìm hiểu khách hàng, đặt bản thân vào trải nghiệm của khách hàng – Dành thời gian nghiên cứu,rồi nhanh chóng thực hiện – Hãy để thất bại trở thành người thầy của bạn – Vun trồng cho sự phát triển – Vạch ra kế hoạch vĩ đại nhưng phải tiến hành từng bước một – Hãy quản lý như thể bạn chẳng có chút quyền lực nào trong tay – Cẩn trọng vun trồng và hỗ trợ đối tác – Sức mạnh của sự hoài nghi Sản phẩm là cái mà doanh nghiệp tạo ra trong sản xuất, còn cái mà khách hàng chọn mua lại là thương hiệu. Sản phẩm có thể bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước còn thương hiệu là tài sản riêng của doanh nghiệp. Sản phẩm nhanh chóng bị lạc hậu. Còn thương hiệu (nếu thành công) thì có thể còn mãi với thời gian.” Tại sao chúng ta phải tập trung xây dựng thương hiệu khi bắt đầu kinh doanh? Xây dựng thương hiệu là vấn đề được đặt lên hàng đầu khi bắt đầu kinh doanh, bởi đó không chỉ đơn thuần là một cái tên mà còn chứa đựng ý nghĩa, thông điệp mà doanh nghiệp hướng đến khách hàng. Doanh nghiệp sở hữu thương hiệu mạnh sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh một cách nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều. Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Khách hàng sẽ lựa chọn hàng hóa bằng sự cảm nhận của mình. Khi một thương hiệu lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, nó hoàn toàn chưa có một hình ảnh nào trong tâm trí người tiêu dùng. Những thuộc tính của hàng hóa như kết cấu, hình dáng kích thước, màu sắc hoặc các dịch vụ sau bán hàng sẽ là tiền đề để người tiêu dùng lựa chọn chúng. hương hiệu như lời cam kết giữa doanh nghiệp và Khách hàng Sự cảm nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp thông qua rất nhiều yếu tố như thuộc tính hóa, cảm nhận thông qua dịch vụ đi kèm uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí Khách hàng. Sứ mệnh doanh nghiệp, tầm nhìn chiến lược, tầm nhìn thương hiệu, các yếu tố cấu thành nên thương hiệu như logo, khẩu hiệu là những cam kết của doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp Thương hiệu mang lại những nổi bật nhất định cho doanh nghiệp, đó là khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và yên tâm sử dụng sản phẩm thu hút được khách hàng bởi lẽ nhãn hiệu hàng hóa cũng như tên giao dịch của doanh nghiệp, người ta biết đến trước bởi nó gắn với sản phẩm dịch vụ, muốn có được uy tín vững chắc doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng giữa đồng đều chất lượng đó, điều đó làm cho khách hàng yên tâm hơn và tin tưởng khi sử dụng hàng hóa từ đó dễ thu hút thêm khách hàng. Thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Thương hiệu hiểu gồm một số đối tượng sở hữu công nghiệp. Sau khi nhãn hiệu hàng hóa tên thương mại được nhà nước bảo hộ bằng các quy định của pháp luật. chủ sở hữu hợp pháp của đối tượng này được khai thác mọi lợi ích.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

MCBOOKS

Loại bìa

Bìa mềm

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Hồng Đức

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan