Combo: Thiền đạo tu tập và Thiền: nghệ thuật nhập định
THIỀN ĐẠO TU TẬP Những người Tây phương nhiệt thành nghiên cứu Thiền thường thấy rằng, sau khi cái quyến rũ ban đầu đã mòn mỏi, những bước tiếp tục cần thiết để theo đuổi nó một cách đứng đắn trở thành chán nản và vô hiệu quả. Cái kinh nghiệm Ngộ thì tuyệt diệu thật,
Sách Khai Tâm
@sach-khai-tamĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
THIỀN ĐẠO TU TẬP Những người Tây phương nhiệt thành nghiên cứu Thiền thường thấy rằng, sau khi cái quyến rũ ban đầu đã mòn mỏi, những bước tiếp tục cần thiết để theo đuổi nó một cách đứng đắn trở thành chán nản và vô hiệu quả. Cái kinh nghiệm Ngộ thì tuyệt diệu thật, nhưng vấn đề chủ yếu là, làm thế nào để thể nhập vào kinh nghiệm ấy? Vấn đề nắm bắt “nàng phù thủy Thiền” khiêu khích này đối với đa số những người hâm mộ Thiền ở Tây phương vẫn chưa được giải quyết.Ấy là bởi vì việc nghiên cứu Thiền ở Tây phương vẫn còn trong giai đoạn vỡ lòng, và các người học vẫn còn lẩn quẩn trong cái vùng mơ hồ giữa việc “quan tâm đến” và “hiểu” Thiền. Đa số họ chưa đạt đến mức chín chắn trong việc nghiên cứu để họ có thể thực sự tu tập Thiền, chứng đắc Thiền, và biến Thiền thành cái sở hữu thâm sâu nhất của họ.Bởi vì Thiền, tự bản tính và ở các mức độ cao, không phải là một triết học, mà là một kinh nghiệm trực tiếp mà người ta phải thâm nhập bằng cả con người mình, mục tiêu đầu tiên phải là nhằm để đạt đến và thể hiện kinh nghiệm Thiền. Để thể hiện cái kinh nghiệm tối thượng này, hay là Ngộ, ta cần phải hoặc là thâm tín một Thiền sư đã đắc pháp, hoặc là tiếp tục phấn đấu một mình bằng cách nghiên cứu và tu tập thực sự.Với hy vọng tăng tiến một kiến thức về Thiền và giúp cho những người vẫn hằng tìm kiếm chỉ nam thực tập được dễ dàng hơn, tôi tuyển chọn, dịch, và trình bày ở đây một số tự truyện và pháp ngữ ngăn ngắn của các Thiền sư vĩ đại, từ các tài liệu cổ xưa lẫn cận đại, mà mặc dù rất phổ thông bên Đông phương, bên Tây phương lại không được biết đến lắm. Từ nội dung của những tài liệu này, ta có thể có được một hình ảnh về đời sống và hành trạng của các Thiền sư, nhờ thế hiểu rõ hơn Thiền đã được thực sự tu tập như thế nào. Vì không ai đủ tư cách hơn những Thiền sư đã đắc pháp này để đối trị với vấn đề tu tập Thiền. Do đó, theo gương và chỉ thị của họ là con đường đúng và an toàn nhất để tu tập Thiền. Chính vì lý do này mà tôi giới thiệu các pháp ngữ của bốn Thiền sư Trung Hoa lẫy lừng là Hư Vân, Tông Cảo, Bác Sơn và Hám Sơn.Ngoài những đề nghị và phê bình của riêng tôi về việc tu tập Thiền, mà độc giả có thể thấy ở phần đầu Chương II, tôi cũng đưa ra một cái nhìn khái quát về các phương diện cốt yếu của Thiền ngay ở phần đầu sách. Hy vọng rằng sau khi đọc chương đầu, độc giả có thể có được một khái quát sâu xa hơn về Thiền, nhờ thế có thể theo đuổi việc nghiên cứu của mình dễ dàng hơn trước nhiều. Tuy nhiên, người mới đến với Phật giáo có thể gặp phải đôi khó khăn. Mặc dù tổng quát thì sách này có tính cách nhập môn, nhưng có lẽ về một số vấn đề và trên các phương diện nào đó của việc nghiên cứu Thiền, nó chuyên biệt hơn một số sách khác hiện có bằng Anh ngữ.Chương III, “Bốn nan đề của Thiền”, vốn là một tiểu luận về “bản chất của Thiền” đăng trong tờ Philosophy East and West, số tháng giêng 1957, do Đại học Hawaii xuất bản. Với vài thay đổi nhỏ, bài đó bây giờ được cho vào sách này. Tôi tin rằng bốn vấn đề bàn luận trong đó rất là quan trọng cho việc nghiên cứu Thiền.Chương IV, “Phật và Thiền định”, vốn được viết dưới hình thức một giảng thoại, đọc trong một cuộc hội thảo tại Đại học Columbia, vào 1954, theo lời mời của Tiến sĩ Jean Mahler. Bài đưa ra một số giáo lý căn bản của Phật giáo và vài nguyên tắc cốt yếu làm căn bản cho việc tu tập Thiền định mà có lẽ chưa được giới thiệu đầy đủ cho Tây phương.Vì nhiều thành ngữ và từ ngữ Thiền quá khó nếu không nói là không tài nào dịch được, mặc dù một số học giả cho là hoàn toàn bất khả diễn dịch, tôi đã phải, trong một vài thí dụ, dùng đến lối dịch thoát. Một số chữ Nhật như “koan” tức là Công án, “Satori” tức là Ngộ, “Zen” tức là Thiề hiện giờ đã được ổn định và thông dụng bên Tây phương, và chúng cũng được dùng trong sách này, cùng với nguyên ngữ Trung Hoa. Phương pháp La Mã hóa những chữ Hán sử dụng trong sách được dựa theo hệ thống Wade-Giles. Tôi cũng bỏ tất cả các dấu của chữ Hán và Sanskrit trong bản văn vì chúng chỉ tổ làm các độc giả thông thường bối rối và không cần thiết đối với các học giả Hoa ngữ và Sanskrit, vì họ sẽ nhận ra được ngay nguyên ngữ Trung Hoa và chữ Devanagiri.Tôi xin được thâm tạ ông George Currier, cô Gwendolyn Winsor, bà Dorothy Donath và tiện nội, Hsiang Hsiang, tất cả đã trợ giúp tôi rất nhiều trong việc viết tiếng Anh, chuẩn bị, in và đánh máy bản thảo và đã đưa ra những đề nghị và phê bình rất có giá trị về tác phẩm này. Tôi cũng xin cảm tạ người bạn cũ, ông P. J. Gruber, đã luôn luôn trợ giúp và khuyến khích.Là một người Trung Hoa tị nạn, tôi cũng xin cảm tạ tất cả các bằng hữu Hoa Kỳ của tôi và cả hai Cơ sở Bollingen và Cơ sở Nghiên cứu Á Đông đã rộng lượng giúp tôi cơ hội tiếp tục công việc và nghiên cứu đạo Phật ở Mỹ quốc đây. Tôi thật mang ơn họ vô cùng.New York City, tháng 3, 1959Chang Chen-Chi THIỀN: NGHỆ THUẬT NHẬP ĐỊNHKhông-làm là Thiền, nhưng khi tôi nói không-làm là Thiền, tôi không có ý nói rằng bạn không cần phải làm bất cứ điều gì. Thậm chí để đạt được sự không-làm này, bạn phải làm rất nhiều. Nhưng sự “làm” này không phải là Thiền. Nó chỉ là một bước đệm, chỉ là một bục nhảy. Tất cả những cái “làm” chỉ là một bục nhảy, không phải là Thiền.---Chứng ngộ không có những cấp độ. Một khi nó xuất hiện thì nó có đó. Nó giống như cú nhảy vào đại dương cảm xúc. Bạn nhảy, bạn trở thành một với nó, giống như giọt nước rơi vào đại dương và trở thành một với đại dương. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã biết toàn bộ đại dương.---Khi lần đầu tiên Maulingaputta đến với Đức Phật, ông ấy đã hỏi nhiều câu hỏi. Đức Phật nói: “Ông đang hỏi để làm sáng tỏ các câu hỏi, hay ông đang hỏi chỉ để tìm những câu trả lời?”.Maulingaputta nói: “Tôi đến để hỏi Thầy, và Thầy lại bắt đầu hỏi tôi! Hãy để tôi cân nhắc về chuyện đó, tôi phải suy nghĩ về nó”. Ông ấy đã nghĩ về chuyện đó và ngày thứ hai ông nói: “Thực ra tôi đến là để làm sáng tỏ chúng”. Đức Phật nói với ông ấy: “Ông cũng đã hỏi người khác những câu hỏi này?”.Mailingaputta nói: “Tôi đã liên tục hỏi mọi người suốt 30 năm”.Đức Phật nói: “Với việc hỏi trong 30 năm, chắc ông phải có nhiều câu trả lời - rất nhiều. Nhưng đã có câu trả lời nào chứng tỏ là câu trả lời chưa?”. Maulingaputta nói: “Chưa!”.Thấy thế Đức Phật nói: “Tôi sẽ không đưa ra cho ông câu trả lời nào. Trong 30 năm liên tục hỏi, nhiều câu trả lời đã được đưa ra; tôi có thể thêm một vài câu trả lời nhưng điều đó sẽ không ích gì. Cho nên tôi sẽ trao cho ông giải pháp chứ không phải là câu trả lời”.Maulingaputta nói: “Tốt thôi, hãy trao nó cho tôi”.Nhưng Đức Phật nói: “Tôi không thể trao nó; nó phải phát triển trong ông. Cho nên hãy giữ im lặng với tôi trong vòng một năm. Không được phép hỏi một câu hỏi nào. Hãy tuyệt đối im lặng, hãy cùng ở với tôi, và sau một năm ông có thể hỏi. Khi đó tôi sẽ trao cho ông câu trả lời”. Mục lụcChương 1: Thiền: Nghệ thuật của Lễ hộiChương 2: Yoga: Sự phát triển của tâm thức Chương 3: Không-làm thông qua làmChương 4: Thiền “Hỗn loạn”Chương 5: Thiền Động hay Thiền TĩnhChương 6: Đi sâu vào cái đã biếtChương 7: Kundalini: Sự trỗi dậy của sinh lực Chương 8: Chứng ngộ: Một sự khởi đầu vĩnh viễn Chương 9: Sự khai tâm đối với bậc thầy: Kỹ thuật tối thượngChương 10: Sannyas: Sự đoạn tuyệt với quá khứ Chương 11: Ham muốn tột cùng: Con đường đến phi ham muốnChương 12: Linh hồn là gì?Chương 13: LSD và ThiềnChương 14: Khả năng trực giác: Điều không thể giải thíchChương 15: Tâm thức, Chứng kiến, Nhận biết Chương 16: Sự khác nhau giữa Satori và Samadhi Chương 17: Năng lượng dục: Sự thức tỉnh của Kundalini Chương 18: Sự biểu lộ của Prana ở 7 thểChương 19: Các kỹ thuật truyền thống• 21 ngày thử nghiệm trong im lặng và ẩn dật • Nhìn gương• Lặp lại câu mật chú• Một kỹ thuật về sự tưởng tượng• Chết một cách có ý thức• Đi vào giấc ngủ một cách có ý thức• Giao tiếp với tồn tại trong im lặngGiá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành
Công ty Cổ phần Xuất bản Khai Tâm
Ngày xuất bản
2024-01-07 14:32:24
Dịch Giả
Nguyễn Đình Hách, Như Hạnh
Loại bìa
Bìa mềm
Số trang
744
Nhà xuất bản
Nhà Xuất Bản Hồng Đức
Sản Phẩm Tương Tự
Combo Trọn Bộ Sách PoMath - Toán Tư Duy Cho Trẻ Em 4-6 Tuổi (6 cuốn)
386.100₫
Đã bán 12
Sản Phẩm Liên Quan
Combo Trọn Bộ Sách PoMath - Toán Tư Duy Cho Trẻ Em 4-6 Tuổi (6 cuốn)
386.100₫
Đã bán 12