Combo Trên Đường Đến Những Chuẩn Mực Khoa Học + Con Đường Tơ Lụa Mới - Hiện Tại Và Tương lai Của Thế Giới Mới
Combo Trên Đường Đến Những Chuẩn Mực Khoa Học + Con Đường Tơ Lụa Mới - Hiện Tại Và Tương lai Của Thế Giới Mới
Combo Trên Đường Đến Những Chuẩn Mực Khoa Học + Con Đường Tơ Lụa Mới - Hiện Tại Và Tương lai Của Thế Giới Mới
1 / 1

Combo Trên Đường Đến Những Chuẩn Mực Khoa Học + Con Đường Tơ Lụa Mới - Hiện Tại Và Tương lai Của Thế Giới Mới

0.0
0 đánh giá

COMBO TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN NHỮNG CHUẨN MỰC KHOA HỌC + CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI - HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA THẾ GIỚI MỚI CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI: HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA THẾ GIỚI Con đường Tơ lụa mới: Hiện tại và Tương lai của thế giới, tên tiếng Anh là The New Silk Roads: The Pr

351.000
Share:
Nhà Sách Vĩnh Thụy

Nhà Sách Vĩnh Thụy

@nha-sach-vinh-thuy
4.5/5

Đánh giá

993

Theo Dõi

3.353

Nhận xét

COMBO TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN NHỮNG CHUẨN MỰC KHOA HỌC + CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI - HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA THẾ GIỚI MỚI CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI: HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA THẾ GIỚI Con đường Tơ lụa mới: Hiện tại và Tương lai của thế giới, tên tiếng Anh là The New Silk Roads: The Present and Future of the World của tác giả bán chạy theo danh sách của Sunday Times - Peter Frankopan - là phần hiện tại và tương lai của thế giới, nối tiếp sau phần về lịch sử thế giới được trình bày trong tác phẩm trước đó của ông có tên The Silk Roads: A New History of the World (Những con đường tơ lụa: Lịch sử mới về thế giới)). Frankopan chia nội dung sách thành 5 phần, gồm: Những con đường dẫn tới phương ĐôngNhững con đường dẫn tới trung tâm thế giớiNhững con đường dẫn tới Bắc KinhNhững con đường dẫn tới đối đầuNhững con đường dẫn tới tương laiBố cục sách thể hiện và khẳng định mạnh mẽ cái nhìn của Frankopan đối với xu hướng dịch chuyển quyền lực thế giới và trung tâm thế giới từ Tây sang Đông trong thế kỷ XXI. Cụ thể hơn, tác giả không ngần ngại chỉ ra cái tên quan trọng nhiều khả năng sẽ chính là trung tâm mới của thế giới: Bắc Kinh. Điều này lập tức khiến chúng ta liên hệ đến một cụm thuật ngữ đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên báo chí và các phương tiện truyền thông trong nhiều năm trở lại đây. Đó chính là “Sáng kiến Vành đai, Con đường” (BRIC). Với vai trò một nhà nghiên cứu lịch sử chuyên nghiên cứu về “Con đường Tơ lụa”, vốn là Giáo sư Lịch sử Toàn cầu tại Đại học Oxford, nơi ông vừa là Nghiên cứu viên Cao cấp tại Trường Worcester, vừa đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Quỹ Stavros Niarchos của Trung tâm Nghiên cứu Byzantine (thuộc Oxford); đồng thời, Frankopan còn là Phó Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Con đường Tơ lụa tại King’s College (thuộc Đại học Cambridge), Frankopan đã tổng hòa nhiều bằng chứng lịch sử và địa chính trị để đưa độc giả thời hiện đại chúng ta du hành vào mạng lưới những “con đường” quan trọng (mà theo quan điểm của nhiều sử gia hiện đại, như Peter Frankopan) đã và đang góp phần không nhỏ tạo nên bộ khung kinh tế và địa chính trị của thế giới ngày nay. Chính vì lẽ này, Con đường Tơ lụa mới được Omega Plus đưa vào tủ sách Nhận diện Trung Quốc. Trong tình hình địa chính trị hiện nay, thiết nghĩ những dữ liệu và phân tích cặn kẽ về xu thế địa chính trị-kinh tế về “Con đường Tơ lụa” nói chung và BRIC nói riêng Peter Frankopan trình bày trong cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc Việt Nam hình dung được thực tế các xu hướng trên thế giới. Với riêng Chính phủ Việt Nam và giới nghiên cứu, hiểu về BRIC và xu hướng trỗi dậy dọc theo “Con đường Tơ lụa” lịch sử có thể giúp chúng ta có được những cân nhắc chiến lược và ra quyết sách hợp lý cho viễn cảnh phát triển sắp tới. TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN NHỮNG CHUẨN MỰC KHOA HỌC - ẤN PHẨM KỈ NIỆM 30 NĂM TẠP CHÍ TIA SÁNG “Trên đường đến những chuẩn mực khoa học” là cuốn đầu tiên trong chuỗi một số ấn phẩm ra mắt nhân dịp kỷ niệm ba mươi năm ra đời của Tạp chí Tia Sáng, do Ban biên tập tạp chí tập hợp các bài viết và biên soạn thành. Ba mươi năm trước, Tạp chí Tia Sáng đã ra đời, phát triển và từng bước trở thành một diễn đàn uy tín của giới trí thức, nơi nhiều học giả và nhà khoa học cất lên những tiếng nói đa chiều và phong phú trên nhiều lĩnh vực với cùng chung mục đích là cống hiến cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Một trong những nội dung xuyên suốt và trọng tâm thường xuyên được các nhà trí thức đề cập là hướng tới xây dựng một nền khoa học hiện đại, bởi đây chính là điều kiện tiên quyết cho tương lai văn minh và thịnh vượng của mọi quốc gia. Đối với thế hệ các nhà trí thức từng trải qua những thập kỷ nền khoa học trong nước bị giới hạn do điều kiện khách quan khắc nghiệt là chiến tranh, đói nghèo, thiếu thốn và bị cô lập, khát vọng của họ về một nền khoa học mạnh càng trở nên mãnh liệt trong bối cảnh đất nước chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng Đổi mới. Tuy nhiên, trên hành trình phát triển, nền khoa học Việt Nam non trẻ đứng trước vô vàn thách thức, không chỉ về nhân lực và điều kiện vật chất mà cả những hạn chế trong nhận thức của số đông, trong đó có cả các nhà quản lý. Trong bối cảnh đó, những bài viết trên Tia Sáng với tất cả sự khách quan và khiêm nhường nhưng cũng đầy quyết liệt và dũng cảm, từ các tác giả là những nhà trí thức, học giả, nhà khoa học giàu uy tín trong nước và quốc tế, đã không ngừng bồi đắp và tác động vào nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa, vai trò và các giá trị của khoa học, đồng thời không ngừng đưa ra những đề xuất và góp ý nhằm đẩy mạnh quá trình đổi mới trong quản lý khoa học mà đặc biệt quan trọng là ý thức hội nhập, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Những nỗ lực bền bỉ đó phần nào đã được đền đáp, nhiều ý kiến đã được ghi nhận, mang lại một số chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và thực tiễn chính sách, điển hình như việc khuyến khích và thúc đẩy công bố quốc tế trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, việc hình thành cơ chế quản lý quỹ trong khoa học, hay sự ra đời các sự kiện và giải thưởng nhằm nâng cao vị thế của các nhà khoa học. Tuy nhiên, sau chặng đường ba mươi năm, thế hệ các nhà trí thức, nhà khoa học đầu tiên gắn bó với Tia Sáng đã dần mai một, nhiều gương mặt đáng kính và gần gũi như Nguyễn Văn Chiển, Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu… nay đã không còn. Họ để lại những tâm nguyện vẫn còn dang dở khi con đường phát triển và đổi mới để xây dựng một nền khoa học mạnh cho đất nước vẫn còn cả chặng dài phía trước. Ngày nay, số đông các nhà khoa học vẫn đang phải chật vật xoay xở để mưu sinh và sống với nghề; cơ chế quản lý khoa học vẫn tạo nên những gánh nặng, rào cản và sự thiếu hiệu quả; vấn đề tự trị khoa học theo thông lệ quốc tế còn xa vời với nhiều tổ chức nghiên cứu; các giá trị cốt lõi về văn hóa và đạo đức khoa học chưa trở thành chuẩn mực và chưa phổ biến trong cộng đồng. Nhân dịp ba mươi năm ra đời Tạp chí Tia Sáng, Ban biên tập đã tập hợp các bài viết và biên soạn thành một số cuốn sách, trong đó cuốn đầu tiên mang tên “Trên đường đến những chuẩn mực khoa học”. Cuốn sách này ra đời không ngoài mong muốn là để độc giả hiểu hơn về khát vọng của một thế hệ các nhà khoa học đi trước, đồng thời tri ân những cống hiến không mệt mỏi của họ vì sự phát triển của nền khoa học nước nhà. Cuốn sách đầu tiên này cũng là sự gửi gắm và khích lệ các nhà khoa học trẻ, trong đó có các cộng tác viên của Tia Sáng, với hi vọng họ sẽ kế thừa và xây dựng thành công một nền khoa học phát triển toàn diện, mang lại những giá trị tốt đẹp cho sự nghiệp khoa học cùng những cống hiến xứng đáng cho đất nước.”Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Alpha Books

Ngày xuất bản

2021-08-24 22:22:22

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

632

Nhà xuất bản

Nhiều Nhà Xuất Bản

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan