Combo Trên Đường Đến Những Chuẩn Mực Khoa Học + Những Lá Thư Gửi Tân Bộ Trưởng Giáo Dục
Combo Trên Đường Đến Những Chuẩn Mực Khoa Học + Những Lá Thư Gửi Tân Bộ Trưởng Giáo Dục
Combo Trên Đường Đến Những Chuẩn Mực Khoa Học + Những Lá Thư Gửi Tân Bộ Trưởng Giáo Dục
Combo Trên Đường Đến Những Chuẩn Mực Khoa Học + Những Lá Thư Gửi Tân Bộ Trưởng Giáo Dục
1 / 1

Combo Trên Đường Đến Những Chuẩn Mực Khoa Học + Những Lá Thư Gửi Tân Bộ Trưởng Giáo Dục

5.0
1 đánh giá
4 đã bán

COMBO TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN NHỮNG CHUẨN MỰC KHOA HỌC + NHỮNG LÁ THƯ GỬI TÂN BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN NHỮNG CHUẨN MỰC KHOA HỌC - ẤN PHẨM KỈ NIỆM 30 NĂM TẠP CHÍ TIA SÁNG “Trên đường đến những chuẩn mực khoa học” là cuốn đầu tiên trong chuỗi một số ấn phẩm ra mắt nhân

298.000₫
-25%
223.000
Share:
Alpha Books Official

Alpha Books Official

@alphabooks-official
4.8/5

Đánh giá

9.259

Theo Dõi

10.514

Nhận xét

COMBO TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN NHỮNG CHUẨN MỰC KHOA HỌC + NHỮNG LÁ THƯ GỬI TÂN BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN NHỮNG CHUẨN MỰC KHOA HỌC - ẤN PHẨM KỈ NIỆM 30 NĂM TẠP CHÍ TIA SÁNG “Trên đường đến những chuẩn mực khoa học” là cuốn đầu tiên trong chuỗi một số ấn phẩm ra mắt nhân dịp kỷ niệm ba mươi năm ra đời của Tạp chí Tia Sáng, do Ban biên tập tạp chí tập hợp các bài viết và biên soạn thành. Ba mươi năm trước, Tạp chí Tia Sáng đã ra đời, phát triển và từng bước trở thành một diễn đàn uy tín của giới trí thức, nơi nhiều học giả và nhà khoa học cất lên những tiếng nói đa chiều và phong phú trên nhiều lĩnh vực với cùng chung mục đích là cống hiến cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Một trong những nội dung xuyên suốt và trọng tâm thường xuyên được các nhà trí thức đề cập là hướng tới xây dựng một nền khoa học hiện đại, bởi đây chính là điều kiện tiên quyết cho tương lai văn minh và thịnh vượng của mọi quốc gia. Đối với thế hệ các nhà trí thức từng trải qua những thập kỷ nền khoa học trong nước bị giới hạn do điều kiện khách quan khắc nghiệt là chiến tranh, đói nghèo, thiếu thốn và bị cô lập, khát vọng của họ về một nền khoa học mạnh càng trở nên mãnh liệt trong bối cảnh đất nước chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng Đổi mới. Tuy nhiên, trên hành trình phát triển, nền khoa học Việt Nam non trẻ đứng trước vô vàn thách thức, không chỉ về nhân lực và điều kiện vật chất mà cả những hạn chế trong nhận thức của số đông, trong đó có cả các nhà quản lý. Trong bối cảnh đó, những bài viết trên Tia Sáng với tất cả sự khách quan và khiêm nhường nhưng cũng đầy quyết liệt và dũng cảm, từ các tác giả là những nhà trí thức, học giả, nhà khoa học giàu uy tín trong nước và quốc tế, đã không ngừng bồi đắp và tác động vào nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa, vai trò và các giá trị của khoa học, đồng thời không ngừng đưa ra những đề xuất và góp ý nhằm đẩy mạnh quá trình đổi mới trong quản lý khoa học mà đặc biệt quan trọng là ý thức hội nhập, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Những nỗ lực bền bỉ đó phần nào đã được đền đáp, nhiều ý kiến đã được ghi nhận, mang lại một số chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và thực tiễn chính sách, điển hình như việc khuyến khích và thúc đẩy công bố quốc tế trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, việc hình thành cơ chế quản lý quỹ trong khoa học, hay sự ra đời các sự kiện và giải thưởng nhằm nâng cao vị thế của các nhà khoa học. Tuy nhiên, sau chặng đường ba mươi năm, thế hệ các nhà trí thức, nhà khoa học đầu tiên gắn bó với Tia Sáng đã dần mai một, nhiều gương mặt đáng kính và gần gũi như Nguyễn Văn Chiển, Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu… nay đã không còn. Họ để lại những tâm nguyện vẫn còn dang dở khi con đường phát triển và đổi mới để xây dựng một nền khoa học mạnh cho đất nước vẫn còn cả chặng dài phía trước. Ngày nay, số đông các nhà khoa học vẫn đang phải chật vật xoay xở để mưu sinh và sống với nghề; cơ chế quản lý khoa học vẫn tạo nên những gánh nặng, rào cản và sự thiếu hiệu quả; vấn đề tự trị khoa học theo thông lệ quốc tế còn xa vời với nhiều tổ chức nghiên cứu; các giá trị cốt lõi về văn hóa và đạo đức khoa học chưa trở thành chuẩn mực và chưa phổ biến trong cộng đồng. Nhân dịp ba mươi năm ra đời Tạp chí Tia Sáng, Ban biên tập đã tập hợp các bài viết và biên soạn thành một số cuốn sách, trong đó cuốn đầu tiên mang tên “Trên đường đến những chuẩn mực khoa học”. Cuốn sách này ra đời không ngoài mong muốn là để độc giả hiểu hơn về khát vọng của một thế hệ các nhà khoa học đi trước, đồng thời tri ân những cống hiến không mệt mỏi của họ vì sự phát triển của nền khoa học nước nhà. Cuốn sách đầu tiên này cũng là sự gửi gắm và khích lệ các nhà khoa học trẻ, trong đó có các cộng tác viên của Tia Sáng, với hi vọng họ sẽ kế thừa và xây dựng thành công một nền khoa học phát triển toàn diện, mang lại những giá trị tốt đẹp cho sự nghiệp khoa học cùng những cống hiến xứng đáng cho đất nước.” Cấu trúc sách được chia làm ba phần: Phần một: Những bàn luận về những đặc điểm, giá trị cơ bản của khoa học, những ngộ nhận thường gặp về khoa học.Phần hai: Ý kiến về những vấn đề trong công tác nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, bao trùm nhiều ngành khoa học cũng như công tác chính sách đãi ngộ cho khoa học.Phần ba: là những mối liên hệ giữa khoa học và nghệ thuật. NHỮNG LÁ THƯ GỬI TÂN BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC Thay đổi để giáo dục trở nên có ý nghĩa hơn là một “bài toán hại não” mà không tồn tại một lời giải đơn giản nào. Do đó, điều quan trọng là phải tăng cường học hỏi càng nhiều càng tốt từ những người đã từng có kinh nghiệm thực tiễn đối mặt với những nhiệm vụ tương tự. Những lá thư gửi tân Bộ trưởng Giáo dục là bản tư liệu quý giá, giới thiệu 18 lá thư của các nhà lãnh đạo giáo dục cao cấp (nguyên Bộ trưởng, Thứ trưởng, Cố vấn cấp cao,…) của 18 quốc gia gửi tới những người kế nhiệm. Cuốn sách là kết quả của Sáng kiến Đổi mới Giáo dục Toàn cầu (Global Education Innovation Initiative), một dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng nhằm mở rộng tri thức và hiểu biết để thúc đẩy việc cải thiện nền giáo dục công với mục đích trang bị cho tất cả học sinh đầy đủ năng lực cần thiết để gia nhập và đóng góp vào một thế giới chung đang thay đổi vô cùng nhanh chóng. Đây là một hạt mầm trân quý để nuôi dưỡng những tinh thần vì giáo dục cho một quan chức, một nhà quản lí giáo dục, một giáo viên, phụ huynh, hay các nhà giáo dục tương lai. Về tác giả: GS. Fernando M. Reimers Fernando M. Reimers là Giáo sư thuộc Quỹ Giáo dục Tập đoàn Ford về Thực hành Giáo dục Quốc tế và Giám đốc Sáng kiến Đổi mới Giáo dục Toàn cầu thuộc Chương trình Thạc sĩ Chính sách Giáo dục Quốc tế tại Đại học Harvard. Là một chuyên gia trong lĩnh vực Giáo dục Toàn cầu, công tác nghiên cứu và giảng dạy của ông tập trung vào việc tìm hiểu cách giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên để hướng tới việc phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 21. Ông là thành viên của Ủy ban cấp cao của UNESCO về Giáo dục Tương lai. Hiện tại, ông là người đứng đầu chương trình nghiên cứu so sánh về cách thức 25 trường Đại học trên thế giới hợp tác với các trường Tiểu học và Trung học để duy trì phát triển giáo dục trong Đại dịch đồng thời là tác giả của 39 cuốn sách nổi tiếng về giáo dục và phát triển ba chương trình giảng dạy theo Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc, được dịch sang nhiều ngôn ngữ và được sử dụng rộng rãi bởi các trường học và hệ thống trường học trên toàn thế giới.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Alpha Books

Ngày xuất bản

2021-08-19 01:12:43

Dịch Giả

Nhiều Dịch Giả

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

564

Nhà xuất bản

Nhiều Nhà Xuất Bản

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan