Con Đường Chuyển Hóa - Thầy Thích Pháp Hòa
Ngày dự kiến phát hành: giữa tháng 11 Tác giả: Thầy Thích Pháp HòaNgôn ngữ: Tiếng ViệtNăm xuất bản: 2024Số trang: 432Nhà phát hành: First NewsNhà xuất bản: Dân TríKích thước: 14 x 20.5 cmLoại bìa: bìa mềm Con Đường Chuyển Hóa - 50 Bài Giảng Về Con Đường Chân Chánh Giú
Alpha Books Official
@alphabooks-officialĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Ngày dự kiến phát hành: giữa tháng 11 Tác giả: Thầy Thích Pháp HòaNgôn ngữ: Tiếng ViệtNăm xuất bản: 2024Số trang: 432Nhà phát hành: First NewsNhà xuất bản: Dân TríKích thước: 14 x 20.5 cmLoại bìa: bìa mềm Con Đường Chuyển Hóa - 50 Bài Giảng Về Con Đường Chân Chánh Giúp Chuyển Hóa Nỗi Khổ Niềm Đau NỘI DUNG CHÍNH Trong quyển sách này, quý độc giả yêu mến thầy Thích Pháp Hòa qua những bài giảng của thầy và cả những độc giả muốn tìm hiểu sâu hơn về giáo lý của đức Phật có cơ hội tiếp cận với Phật pháp ở một góc nhìn chân phương, giản dị và khá đầy đủ thông qua những ví dụ và câu chuyện đời thường của thầy. Nhờ đó, những khái niệm thâm sâu nhưng vô cùng thiết yếu của giáo lý nhà Phật trở nên gần gũi và có khả năng ứng dụng được. Trong khi ngôn ngữ của giáo lý thường là rào cản thì những câuchuyện vui, những ví dụ gần với đời thường của thầy Thích Pháp Hòa lại có khả năng mang chúng ta đến gần hơn với các pháp môn tu tập, từ đó giúp chúng ta tìm thấy con đường an lạc và giải thoát cho chính mình. THÔNG TIN ĐỂ GIỚI THIỆU SÁCH 1. Trong Con đường chuyển hoá cũng gồm 50 bài giảng được tuyển chọn từ hàng trăm bài pháp thoại của thầy Thích Pháp Hòa. Ở quyển này, các bài có xu hướng đi sâu hơn vào giáo lý của đạo Phật và các pháp môn tu tập, nhưng quý độc giả sẽ vẫn dễ dàng tiếp nhận bởi cách tiếp cận Phật pháp giản dị và gần gũi của thầy. 2. 50 bài giảng được chia thành năm phần: Phần 1 – Con đường chân chánh Phần 2 – Mười phương sen nở Phần 3 – Sống trong hiện tại Phần 4 – Muôn sự do tâm Phần 5 – Người trí nhìn đời 3. Từ kho tàng kinh điển mênh mông của đạo Phật, thầy chắt lọc ra những nội dung cốt lõi, thiết thực nhất với đời sống con người và lý giải các khái niệm bằng những ngôn từ “thuần Việt”, đơn giản nhất có thể cùng với những ví dụ sống động, khiến cho mọi đối tượng người nghe đều có thể ứng dụng vào bản thân để tìm thấy con đường giải thoát ở mức độ phù hợp với mình. 4. Ở phần 1 - Con đường chân chánh, cách tiếp cận của thầy khiến cho giáo lý và các phương pháp tu tập như Bát Chánh đạo, Tứ thần túc, Thất giác chi, v.v… trở nên dễ hiểu, thiết thực, và có thể áp dụng. Chúng ta nhận ra giáo lý nhà Phật không còn là những khái niệm, pháp môn xa vời. 5. Ở phần 2 – Mười phương sen nở, những người lâu nay thực hành thiền và chưa biết nhiều về Tịnh Độ hiểu được ý nghĩa thâm sâu của khái niệm cõi Tịnh độ, và họ cũng chợt nhận ra Thiền hay Tịnh cuối cùng đều đưa đến một chỗ, đó là sự an tịnh và giải thoát tuyệt đối. Và ở phần 3 – Sống trong hiện tại, người tu Tịnh Độ giờ đây hiểu thêm về pháp môn thiền. Họ cũng học được rằng nếu có thể kết hợp hai pháp môn này, việc tu tập của họ sẽ đạt được hiệu quả đáng kể. 6. Hai phần sau cùng là Muôn sự do tâm và Người trí nhìn đời. Có thể nói tu tâm và tu trí là hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật – Làm sao để điều phục tâm và làm sao để trở thành người có trí tuệ. Người có trí thì thong dong tự tại trước “được” và “mất”, “thắng” và “thua”. Người có trí thì không buông lung theo bản ngã. Người có trí thì biết dung thông giữa đời sống thế gian và sự giải thoát rốt ráo. Người có trí thì có từ bi. Và người có trí thì điều phục được tâm. 7. Cũng như trong quyển Chia sẻ từ trái tim và trong mọi bài pháp thoại, thầy luôn khéo léo lồng ghép giáo lý của đạo Phật vào các câu chuyện kể, giúp người nghe liên hệ được tư tưởng thâm sâu của đạo Phật với những vấn đề thân thuộc trong cuộc sống của chính mình. Thầy luôn biết cách giải thích các khái niệm Phật học cao siêu theo một cách đơn giản nhất. 8. Bất luận giảng kinh nào, thầy cũng đều hướng Phật tử quay về gốc rễ của đạo Phật, hướng đến những điều cốt lõi, thiết yếu nhất, để người nghe không bị lạc lối trong mê cung của giáo lý, kinh luận. 9. Những người thường xuyên nghe các bài pháp thoại của thầy cũng như các độc giả của Con đường chuyển hoá hay Chia sẻ từ trái tim đều sẽ có thể cảm nhận được rằng bản thân thầy Thích Pháp Hòa phải có một quá trình tu tập, đọc, học hỏi và chiêm nghiệm sâu sắc thế nào thì mới có được sự hiểu biết, một phong thái dung dị và những bài giảng dễ tiếp nhận như thế. QUOTES: 1. Chuyển nghiệp là thay đổi một thói quen xấu. 2. Đạo Phật không dạy chúng ta “khoanh tay chịu trận” nếu chẳng may chúng ta lỡ hình thành một thói quen xấu, mà đạo Phật dạy cho chúng ta cách chuyển nghiệp. 3. Mình nói nhiều mà không đúng đâu vào đâu hết thì không bằng nói ít mà đúng. 4. Giữ đạo không phải là giữ đạo Phật, giữ chùa, mà là giữ đạo tu của mình, giữ con đường của mình, để mình đi tới nơi tới chốn. 5. Chánh niệm là trạng thái tĩnh lặng khi chúng ta nhận biết rõ ràng mọi điều đang diễn ra trong cuộc sống. 6. Mình không nên răm rắp nghe theo chỉ vì đó là lời của Phật, mà mình phải tự kiểm nghiệm. 7. Nếu đã chịu tu thì ngồi đâu cũng tu được. 8. Nếu không thấy rõ pháp thì làm sao chúng ta ứng pháp một cách nhẹ nhàng, linh hoạt được? 9. Ngay bây giờ, nếu chúng ta không bằng lòng được với Tịnh độ, với hạnh phúc mình đang có ở đây, thì chúng ta còn đợi đến bao giờ, còn đi tìm ở đâu nữa? 10. Nếu tâm mình có Phật, mình sẽ giảm nghiệp. Bởi vì Phật là giác, mà giác là tỉnh, tỉnh là không mê.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành
First News - Trí Việt
Loại bìa
Bìa mềm
Số trang
432
Nhà xuất bản
Nhà Xuất Bản Dân Trí
Sản Phẩm Tương Tự
Combo Friedrich Nietzsche: Buổi hoàng hôn của những thần tượng + Schopenhauer Nhà giáo dục
115.000₫
Sản Phẩm Liên Quan
Combo Trọn Bộ Sách PoMath - Toán Tư Duy Cho Trẻ Em 4-6 Tuổi (6 cuốn)
386.100₫
Đã bán 12