DỊCH LÝ - KHAI PHÁ HỆ THỐNG TRIẾT LÝ KINH DỊCH ( BỘ 2 TẬP)
Kinh Dịch là một tác phẩm lớn của triết học phương Đông (có người gọi là Chu Dịch, Dịch của đời Chu, Trung Quốc cổ đại - lấy quẻ đầu là Càn; để phân biệt với Liên Sơn Dịch của thời Hạ - lấy quẻ đầu là Cấn; và Quy Tàng Dịch của đời Thương - lấy quẻ đầu là Khôn). Văn hó
Nhà Sách Tri Văn
@nha-sach-tri-vanĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Kinh Dịch là một tác phẩm lớn của triết học phương Đông (có người gọi là Chu Dịch, Dịch của đời Chu, Trung Quốc cổ đại - lấy quẻ đầu là Càn; để phân biệt với Liên Sơn Dịch của thời Hạ - lấy quẻ đầu là Cấn; và Quy Tàng Dịch của đời Thương - lấy quẻ đầu là Khôn). Văn hóa cổ đại Trung Hoa xếp Kinh Dịch đứng đầu trong Ngũ Kinh (gồm Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu). Cả Nho giáo và Đạo giáo đều lấy Kinh Dịch làm cơ sở lý luận. Bằng một lối tiếp cận khác biệt : xuất phát từ quẻ Dịch của Phục Hy (không phải Thập dực của Khổng Tử, hay Hào từ của Chu Công); với một bộ phương pháp luận mới mẻ : Thông qua các mối quan hệ, tính chất không – thời gian, chiều vận động, phân tích cả tính – tượng – số; Nội dung của cuốn sách đã diễn giải cách thức để Kinh Dịch trình bày các quy luật, phương thức tạo lập, chuyển dịch và biến đổi của vạn vật, từ cấp độ nền tảng, đơn giản nhất – Vô Cực, đến cấp độ phát triển, phức tạp nhất – Quẻ Dịch (thế giới loài người). Cuốn sách đã luận giải một cách lý tính các khái niệm cơ bản của Kinh Dịch như: Vô cực, Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng, Ngũ hành, Bát quái, quẻ Dịch, trong một thế thống nhất. Từ đó phát hiện ra ba quy luật cơ bản của vạn vật, sinh giới và xã hội loài người; Xác định một cách có căn cứ nội dung của 64 quẻ Dịch; Hiểu rõ cấu trúc, vận hành và nội dung của Hà Đồ, Lạc Thư trong cả Bát Quái và quẻ Dịch. "Đồng thời cuốn sách cũng đã vạch ra mối liên hệ giữa logic Kinh Dịch với logic của Khoa học (phương Tây) và logic của Tôn giáo (Ấn Độ): Logic của Khoa học là “nhìn ra ngoài”, logic của Tôn giáo là “nhìn vào trong”, còn logic của Kinh Dịch vận động theo hai chiều, nên bao hàm được cả hai lĩnh vực này. Vậy xét về mặt lượng, logic của Kinh Dịch là đẩy đủ hơn so với hai lĩnh vực còn lại. Có hai loại quy luật biểu diễn vận động của mọi sự vật: luật tuần hoàn và luật tiến hóa. Luật tuần hoàn được thâu gồm vào logic biện chứng, cái mà nhận thức của cả Khoa học, Tôn giáo và Kinh Dịch đếu xác lập được. Nhưng luật tiến hóa thì chỉ có ở Kinh Dịch, được diễn tả rõ nhất qua sự phát triển từ Tiên thiên Bát quái đến Hậu thiên Bát quái, từ Hà Đồ đến Lạc Thư. Nên xét về mặt chất, nhận thức của Kinh Dịch cũng tỏ ra đúng đắn, sâu sắc hơn so với nhận thức của cả hai lĩnh vực còn lại. Tóm lại, xét về mặt nhận thức luận, logic của Kinh Dịch tỏ ra đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc hơn so với logic của cả Khoa học và Tôn giáo. ”Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành
SÁCH KHAI MINH
Ngày xuất bản
2024-07-01 10:05:25
Kích thước
Dịch Lý - Khai Phá Hệ Thống Triết Lý Kinh Dịch ( Bộ 2 Tập) Tác giả: Nguyễn Hải Châu, TS. Dương Ngọc Dũng giới thiệu Kích thước: 19 x 27 cm Số trang: 808 trang tập 1, 704 trang tập 2 Loại bìa: Bìa mềm Năm xuất bản: 2024
Loại bìa
Bìa mềm
Nhà xuất bản
Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
Sản Phẩm Tương Tự
Sản Phẩm Liên Quan
Combo Trọn Bộ Sách PoMath - Toán Tư Duy Cho Trẻ Em 4-6 Tuổi (6 cuốn)
386.100₫
Đã bán 12