Gã Bù Nhìn Đi Tìm Thân Thích - Trần Thiên Thị
1 / 1

Gã Bù Nhìn Đi Tìm Thân Thích - Trần Thiên Thị

0.0
0 đánh giá

Gã Bù Nhìn Đi Tìm Thân Thích "Thơ Trần Thiên Thị hiếm khi giản đơn, một chiều theo kiểu dắt tay độc giả. Nhà thơ không định co kéo trì níu người đọc nhưng biên độ tứ thơ giãn nở không cùng. Có khi lời thơ đã khép nhưng hồn thơ vẫn mở. Có khi ý thơ miên man dẫn người đ

132.000
Share:
Nhà sách Anh Thành

Nhà sách Anh Thành

@nha-sach-anh-thanh
4.4/5

Đánh giá

365

Theo Dõi

650

Nhận xét

Gã Bù Nhìn Đi Tìm Thân Thích "Thơ Trần Thiên Thị hiếm khi giản đơn, một chiều theo kiểu dắt tay độc giả. Nhà thơ không định co kéo trì níu người đọc nhưng biên độ tứ thơ giãn nở không cùng. Có khi lời thơ đã khép nhưng hồn thơ vẫn mở. Có khi ý thơ miên man dẫn người đọc đi khắp nẻo đường. Vừa mới thấy dáng em ở chợ mai – chợ chiều “Chợ mai bán một mặt trời/ con gà ngửa cổ bán lời o…o/ có em bán một hẹn hò/ và tôi bán cái ngây ngô của mình”, lại thoáng thấy bóng người ở Duy Sơn (Chiều Duy Sơn), vượt đèo Giàng đèo Gió ở Cao Bằng rồi xuôi đèo Ba Dội (Qua đèo Ba Dội mà yêu) … Thoắt cái đã thấy “đưa người về với Hội An”. Như một lãng tử cuồng hành túng chân, nợ nần những chuyến lên đường từ tiền kiếp, hình ảnh bàn chân gợi nhắc hành trình lên rừng xuống biển, du lãng đến thôn cùng xóm vắng cứ bày ra đều đặn trong cả mấy phần thi phẩm: “Bàn chân nằm nhớ con đường Tóc tai nằm nhớ gió sương cận kề” (Lục bát chưa đặt tựa) Ngỡ ngàng không chỉ vì cách gieo chữ hiệp vần hồn nhiên, người đọc còn bắt gặp điều giản đơn thần tình trong thi ảnh này đây: “Đường xa mấy suối mấy sông/ Đôi giày nằm ngó bàn chân mà buồn”. Chắc nhà thơ buồn chân muốn đi, chớ e chẳng buồn lòng. Còn người đọc đến đây hẳn hơi ngả đầu ra sau cho đỡ mỏi cổ (cần chi phải “sửa lại cái cổ” cho mệt !) và tủm tủm cười với hình ảnh đôi giày ngao ngán nhìn bàn chân quen nết rủ rê nhau. Ý tưởng xê dịch như là ẩn ức bẩm sinh, mời gọi tác giả lên đường. Không đi thì cùn chân đến nóng lòng bỏng dạ. Không đi không đành. Đến nỗi phải “chạm vào lòng bàn chân/ để người nhớ lối mà về”. Vẫy tay mà biệt với rừng Hai bàn chân nhớ đã từng qua đây Thơ Trần Thiên Thị có những bài, những câu gai góc ngang tàng nhưng đây đó, người đọc vẫn lượm được đôi câu thủ thỉ ngọt ngào như mật nằm lẫn giữa thơm thảo lối hoa hay lấp lánh trên đường trăng: “Xin cúi xuống tạ ơn đôi hài nhỏ/ Như trăng vàng về thắp buổi buồn ta/ như lòng gần/ ngắn lại những đường xa/ (….) / Gót sen hồng/ đánh động những đường hoa ” (Mùng sáu thật trăng). Thật ra, vầng trăng xẻ đôi trong Truyện Kiều hay trăn trở chia ly đôi ngã trong ca dao đã quá đau xót : “Vầng trăng ai xẻ làm đôi Đường trần ai rẽ ngược xuôi hỡi chàng” Vậy mà thi nhân đòi cắn vỡ trăng (Tôi giật mình/ Tưởng đã cắn vỡ vầng trăng). Xẻ, chí ít trăng chỉ chia đôi mà vẫn còn nguyên mảnh. Trăng bị cắn vỡ bao nhiêu mảnh, thi nhân cũng nát lòng bấy nhiêu ! Can cớ chi mà vọng động, rồi mộng mị một vầng trăng lên ngôi viên mãn: Dỗ dành tôi “Vầng trăng vẫn còn nguyên vẹn Một vầng trăng đầu mùa hò hẹn Đang sáng dần thắp lại những đêm anh” Say trăng hay chếnh choáng men tình, men rượu chỉ “gã làm thơ” họ Trần mới tỏ. Bởi chắc gì người thơ đã say mà có mấy câu thơ tỉnh đến thế ! “Điều khổ tâm thứ nhất/ Là khi con người quá đỗi chân thành/ Điều khổ tâm thứ hai/ Là giữa cơn say/ Gã làm thơ được khải huyền phong thánh”. Khổ tâm còn lại, không nói thành câu thành chữ được, phải chăng là ngoài làm thơ thi nhân còn biết làm gì ngoài sinh sự với mình ? Phải rã lòng nát dạ lắm mới ngán ngẩm chính mình, mà nói bằng giọng dửng dưng như thể bàng quan, xa lạ với cái tôi ngã mạn: “Và tôi cũng ớn tôi rồi/ Trách chi em bỏ lại người mà đi”. Làm sao vô ngã vô chấp khi thi nhân còn đau đời thương người đến thế! Những câu thơ ngọt như những viên kẹo óng ánh màu sắc mang ta về tuổi thơ vàng son, với trò hái lá mít làm mũ mão, kết lá dừa làm ngựa. Trong “Thiên long bát bộ”, họ Mộ Dung thuộc dòng dõi thế gia, khí chất hơn người. Mộ Dung Phục thiên tư thông minh, nhưng tâm tính cao ngạo, chấp mê bất ngộ, nên kết thúc trò chơi chính trị (cùng giấc mộng phục quốc, mà tài năng và thời thế chưa chín muồi) y hóa rồ dại. Một người võ công cái thế, thiên bẩm sáng láng về cuối đời đội mũ miện làm bằng giấy, dùng kẹo bột dụ bọn trẻ trong làng làm quần thần, tôn y làm vua và tung hô vạn tuế. Người đọc bất giác xót xa thương cảm. Tuy thế, bài thơ là món quà tinh thần giúp ta tạm quên những phiền trượt trong cõi hổng trần tục lụy, để lắng lòng lại. Đôi khi phát điên như Mộ Dung Phục biết đâu lại hay không kém hành động lánh đời về làm “ngư, tiều, canh, mục” thời loạn. Làm mục tử cưỡi trâu như Lý Nhĩ, thành Tô Vũ chăn dê hay thất chí mà hóa dại như Mộ Dung biết đâu lại thanh thản." Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Công ty TNHH TM & DV Văn Hóa Hương Trang

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

185

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Văn Học

Hiện tại sản phẩm không có voucher ưu đãi !!!

Sản Phẩm Tương Tự