Giáo dục Hà Giang - lịch sử và phát triển (truyện ký)
Giáo dục Hà Giang - lịch sử và phát triển (truyện ký)
Giáo dục Hà Giang - lịch sử và phát triển (truyện ký)
Giáo dục Hà Giang - lịch sử và phát triển (truyện ký)
1 / 1

Giáo dục Hà Giang - lịch sử và phát triển (truyện ký)

0.0
0 đánh giá

Trong vòng hơn mười năm từ 1991-2004 tỷ lệ trẻ 6 -14 tuổi của Hà Giang đến trường đã tăng từ 27% lên đến 96,76%. Tăng gấp ba lần trong một khoảng thời gian như ­vậy là một điều không dễ dàng ngay cả với các tỉnh, thành phố có nền kinh tế phát triển, trong khi Hà Giang

145.000
Share:
SÁCH ĐẠI NAM

SÁCH ĐẠI NAM

@sach-dai-nam
4.7/5

Đánh giá

119

Theo Dõi

200

Nhận xét

Trong vòng hơn mười năm từ 1991-2004 tỷ lệ trẻ 6 -14 tuổi của Hà Giang đến trường đã tăng từ 27% lên đến 96,76%. Tăng gấp ba lần trong một khoảng thời gian như ­vậy là một điều không dễ dàng ngay cả với các tỉnh, thành phố có nền kinh tế phát triển, trong khi Hà Giang lại là một tỉnh vùng cao có điều kiện sống hết sức khó khăn. Thực tế những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, Hà Giang đã có mạng l­ới GD-ĐT và chống mù chữ tương đối hoàn chỉnh, song trong những năm 80 tình hình biên giới có nhiều biến động, kinh tế xã hội của tỉnh gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường học bị phân tán, trẻ em phải nghỉ học, GD Hà Giang sa sút cả về số lượng lẫn chất lượng, nạn mù chữ và thất học có nguy cơ tăng nhanh nhất là ở các huyện vùng cao của tỉnh như­ Đồng Văn, Mèo Vạc. Kể từ sau khi tái lập tỉnh (1991), được sự quan tâm đầu tư­ đúng đắn của các cấp ngành từ Trung ­ương đến địa phương và cả sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, GD-ĐT Hà Giang đã có những bước phát triển tích cực. "Luật Giáo dục" và cuộc vận động "xã hội hoá giáo dục" được nhiều cấp ngành đoàn thể và nhân dân địa phư­ơng tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả. Ngay từ ngành học mầm non, tỷ lệ huy động trẻ đạt 60,47% với 65 trường học. Số trẻ suy dinh dưỡng trong các nhà trẻ giảm đáng kể. Những năm 80, tỷ lệ trẻ em 6-14 tuổi đến trường chỉ đạt xấp xỉ 30% và có đến 80% dân số Hà Giang mù chữ. Vậy mà đến tháng 10/1999, tỉnh Hà Giang đã được Bộ GD&ĐT công nhận là đơn vị đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ -phổ cập giáo dục. Có được kết quả ấy là do ngành giáo dục Hà Giang đã biến chương trình xoá mù chữ thành một phong trào quần chúng thu hút đông đảo các ban ngành đoàn thể và nhân dân tham gia. Số lượng đội ngũ giáo viên tiểu học đã đáp ứng đủ yêu cầu Tuy nhiên toàn ngành vẫn thiếu gần 1.600 giáo viên các cấp. Để giải quyết tình trạng mất cân đối và thiếu giáo viên, ngành đã tham m­ưu với tỉnh thực hiện chủ trương liên kết đào tạo các lớp riêng: CĐSP Nhạc - Họa, CĐSP Thể Dụ Sở GDĐT Hà Giang cũng liên tục tổ chức nhiều hội nghị trao đổi phương pháp giảng dạy, tăng cường kiểm tra chuyên môn, chỉ đạo các đơn vị thường xuyên bồi dưỡng, chuẩn hoá giáo viên. Nhờ vậy về cơ bản đến năm học 2003-2004 100% giáo viên tiểu học được chuẩn hoá từ trình độ 9+3 trở lên, chất lượng đội ngũ giáo viên dần dần được nâng cao đáp ứng yêu cầu của ngành Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, thực hiện chương trình kiên cố hoá phòng học của chính phủ và tỉnh, 100% xã ở Hà Giang đã có trường học hai tầng. Dự kiến trong năm 2004 sẽ đầu tư­ xây dựng tiếp 52 công trình nhà lớp học cao tầng, 250 điểm trường, 50 công trình nhà ở cho giáo viên, 10 trường PTTH cao tầng. Tỉnh Hà Giang cũng có các chế độ chính sách nhằm phát triển đội ngũ giáo viên và học sinh. Tỉnh đặc biệt ­ưu tiên cho con em người dân tộc thiểu số Thực hiện chi chế độ 50.000đ/học sinh/ tháng và trang cấp chăn màn cho học sinh học bán trú tại các trư­ờng THCS cụm xã tại 5 huyện vùng cao là Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ và Xỉn Mần. Hỗ trợ học sinh PTTH ở 6 huyện vùng cao Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xỉn Mần là người dân tộc thiểu số và con em cán bộ đang công tác tại huyện 300.000đ/ học sinh/1 năm. Giáo viên mầm non dạy bán trú dân nuôi cũng được hỗ trợ 200.000đ/ tháng. Tỉnh cũng hỗ trợ trong năm 2002 cho 200 hộ giáo viên nghèo làm nhà ở với mức 5.000000đ/hộ. Có thể khẳng định sau rất nhiều nỗ lực vượt lên khó khăn, ngành giáo dục Hà Giang đã gặt hái những mùa quả ngọt: số học sinh giỏi các cấp tăng đều. Riêng năm học 2002-2003 đã có chín giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp ở tất cả các cấp đều rất cao. Hồ Chủ tịch đã từng nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, và tỉnh Hà Giang nói chung cũng nh­ư ngành giáo dục Hà Giang nói riêng đang làm hết sức mình phát triển giáo dục cho một ngày mai tốt đẹp.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Liên Việt

Ngày xuất bản

2020-07-09 10:23:01

Loại bìa

Bìa cứng

Số trang

275

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan