HỘI CHÂN BIÊN- THANH HOA TỬ - QUẾ HIÊN TỬ - NGUYỄN THANH TÙNG DỊCH VÀ KHẢO CỨU – BÌA MỀM -
HỘI CHÂN BIÊN- THANH HOA TỬ - QUẾ HIÊN TỬ - NGUYỄN THANH TÙNG DỊCH VÀ KHẢO CỨU – BÌA MỀM -
HỘI CHÂN BIÊN- THANH HOA TỬ - QUẾ HIÊN TỬ - NGUYỄN THANH TÙNG DỊCH VÀ KHẢO CỨU – BÌA MỀM -
HỘI CHÂN BIÊN- THANH HOA TỬ - QUẾ HIÊN TỬ - NGUYỄN THANH TÙNG DỊCH VÀ KHẢO CỨU – BÌA MỀM -
1 / 1

HỘI CHÂN BIÊN- THANH HOA TỬ - QUẾ HIÊN TỬ - NGUYỄN THANH TÙNG DỊCH VÀ KHẢO CỨU – BÌA MỀM -

5.0
1 đánh giá
3 đã bán

Thuộc Tủ sách Di sản Văn hoá Việt Nam, Hội chân biên là công trình tập hợp có hệ thống nhất, có số lượng nhiều nhất, có độ bao quát nhất hiện còn về những nhân vật thần tiên ở Việt Nam thời trung đại. Cuốn sách giới thiệu tới độc giả bản dịch trọn vẹn kèm theo phần kh

200.000
Share:
BÌNH BÁN BOOK

BÌNH BÁN BOOK

@binh-ban-book
4.9/5

Đánh giá

3.289

Theo Dõi

5.383

Nhận xét

Thuộc Tủ sách Di sản Văn hoá Việt Nam, Hội chân biên là công trình tập hợp có hệ thống nhất, có số lượng nhiều nhất, có độ bao quát nhất hiện còn về những nhân vật thần tiên ở Việt Nam thời trung đại. Cuốn sách giới thiệu tới độc giả bản dịch trọn vẹn kèm theo phần khảo cứu, phân tích chi tiết về văn bản và nội dung tác phẩm, văn bản chữ Hán của tác phẩm và một số tư liệu Hán Nôm có liên quan. Cuốn sách có giá trị rất lớn đối với việc tìm hiểu bước đầu hay nghiên cứu chuyên sâu về tín ngưỡng thần tiên, Đạo giáo hay đạo Mẫu ở Việt Nam thời trung đại. Thanh Hoa Tử - Quế Hiên Tử Nguyễn Thanh Tùng dịch và khảo cứu *** Hội chân biên (sách tập hợp, ghi chép những truyện về thần tiên) do Thanh Hòa Tử kính cẩn tóm lược và Quế Hiên Tử soát duyệt, hoàn thành khoảng năm 1847, đã xác lập về 27 vị tiên nước Việt vừa ra mắt tại Việt Nam. Cuốn sách được dẫn dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa-tôn giáo từ những năm 1940 cho đến gần đây. Lần đầu tiên, độc giả được thưởng thức trọn vẹn tác phẩm Hội chân biên ở Việt Nam vừa do NXB Đại học Sư phạm Hà Nội ấn hành. Từ xưa, các sách dã sử đã chép rải rác truyện thần tiên ở nước ta, mãi cho đến khi tuyển tập Kê song xuyết tập (nay được cho là đã thất truyền) xuất hiện thì các truyện tiên mới lần đầu được hội tập lại. Tuy nhiên, cuốn sách chưa bao quát được các vấn đề: ghi rõ người nhưng thiếu mất họ, ngày sinh ngày hóa không khảo xét tới, có chỗ ghi chép việc nhưng khuyết mất tên… Vì vậy, Hội chân biên được soạn ra để đính chính, tu sửa, làm rõ những gì còn khuyết thiếu trong Kê song xuyết tập nhằm lưu lại cho đời sau. Để làm công việc san cải, san định công phu đó, soạn giả đã sắp xếp lại thứ tự nội dung trong Kê song xuyết tập, lược bớt nếu thấy rườm rà, bổ sung nếu thấy khuyết thiếu, sau mỗi truyện vẽ thêm tranh minh họa (34 tranh theo lối thư họa khá tinh xảo) và kèm thêm một bài thơ theo lối “Người đời sau có đề thơ rằng” (phần nào thể hiện tư tưởng tôn giáo của soạn giả). Để khi cung chiêm, trông ngắm các vị tiên, người dân Việt “có thể cảm phát được cơ màu tiên đạo mà rời bỏ thói gian ngoan, trá ngụy, trở về với tính giản phác, thuần hậu, đạo đức và phong thái đều đồng nhất, chân nguyên của họ được hội tụ.” ; người nước ngoài “nhìn vào sách này, ngưỡng mộ thần linh nước ta, kính vọng hào kiệt nước ta.” ; và khơi dậy tinh thần yêu nước “vãn hồi phong khí sắp tràn qua, chấn chỉnh thế suy đang lan tới”. Soạn giả không chỉ kế thừa mà còn sưu tập các truyền thuyết dân gian, kê cứu và tham khảo tư liệu từ Nam Ông mộng lục, Truyền kỳ mạn lục, Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, Truyền kỳ tân phả… để tổng hợp rồi viết ra Hội chân biên như chúng ta được đọc ngày nay.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

NXB Sư Phạm

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan