Hokusai
Sinh ở Edo năm 1760, bậc thầy tranh in Nhật Bản Hokusai đã để lại một số lượng đồ sộ các tác phẩm hết sức đa dạng. Bên cạnh những bức tranh sinh hoạt thường ngày được thể hiện với khiếu hài hước, Hokusai cũng nổi tiếng với các bức tranh phong cảnh hùng vĩ đẹp như mơ v
Nhà sách Fahasa
@nha-sach-fahasaĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Sinh ở Edo năm 1760, bậc thầy tranh in Nhật Bản Hokusai đã để lại một số lượng đồ sộ các tác phẩm hết sức đa dạng. Bên cạnh những bức tranh sinh hoạt thường ngày được thể hiện với khiếu hài hước, Hokusai cũng nổi tiếng với các bức tranh phong cảnh hùng vĩ đẹp như mơ với độ chính xác tuyệt hảo. Các tác phẩm tranh in khổ lớn vẽ chim, hoa, bức Sóng lừng, loạt tranh Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ đã được giới thiệu đến Pháp, là đại diện cho nghệ thuật Nhật Bản, và có ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều nghệ sĩ như Monet, Van Gogh và Gauguin. Trong phần đầu của cuốn sách, Protais và Rousseau mang đến một cái nhìn mới về các tác phẩm của Hokusai bằng cách giải thích kỹ thuật và chìa khóa để hiểu từng bản in, minh họa ccho các nội dung đó là một số lượng phong phú các tác phẩm dọc theo hành trình sang tạo của nghệ sĩ nổi tiếng nhất Nhật Bản này. Phần còn lại là 100 tác phẩm đẹp nhất của ông. Nằm trong bộ sách các danh họa, thuộc Tủ sách Nghệ thuật của Omega+. Trích đoạn hay: 1. Hokusai đã theo học tại xưởng của Katsukawa Shunsho, một trong những đại diện chính của nghệ thuật tranh phù thế (ukiyo-e), trường phái gắn bó với việc vẽ những đề tài được cho là “hình ảnh của thế giới phù hoa”. […] Ông làm nhiều tranh khắc gỗ về các diễn viên kịch kabuki theo phong cách của trường phái ông đang theo học: luôn cố định các tư thế và nhấn vào sắc thái khuôn mặt, tương tự các tư thế của diễn viên trong những khoảnh khắc cao trào của vở kịch. Hokusai cũng học hỏi các kỹ thuật mà người phương Tây mang đến Nhật Bản. Nhờ đó, ông tạo ra các bức tranh khắc gỗ theo quy luật phối cảnh, được gọi là ukie. 2. Giai đoạn Cải cách Kansei (1789 – 1801) đặc trưng với sự ra đời của một loạt tuyển tập thơ ca. Thành Edo thời đó rất nhộn nhịp. Bên cạnh các hoạt động vẽ vời, Hokusai bắt đầu qua lại cùng những nhóm văn nghệ trong thành phố. Ông bắt tay với nhà xuất bản lừng danh của Tsutaya Jūzaburō và bắt đầu vẽ minh họa cho kyoka, “những tập thơ điên” gồm 31 âm tiết được sáng tác quanh một chủ đề hài hước. Ông thực sự đạt được thành công thương mại đầu tiên khi minh họa cho tập thơ có tên Kyoka Edo no Murasaki (Cuồng ca thời Edo của Murasaki). Hokusai cũng công bố các tác phẩm độc lập khác: các bản tranh in trên giấy rời, được gọi là surimono, gần giống với thiệp mừng, hay các e-goyomi (các tranh in dùng làm lịch). Song song với đó, Hokusai bắt đầu viết thơ và tự gọi mình là Tokitarô hay Sorobeku. 3. Dẫu cái tên “Hokusai” xuất hiện lần đầu từ năm 1796, phải đến năm 1799 ông mới bắt đầu ký cái tên này vào các tác phẩm của mình. Việc thay đổi tên luôn là biểu tượng cho một sự khởi đầu mới. […] Hokusai sử dụng không dưới 120 cái tên khác nhau. Người châu Á có thói quen lấy tên mới ở mỗi thời điểm trọng đại của cuộc đời mình. Nhưng Hokusai hơi lạm dụng việc thay đổi tên như để thể hiện tất cả các bước phát triển về phong cách vẽ cũng như tư duy của mình. […] Việc thay đổi tên gọi còn thể hiện một cuộc tìm kiếm đậm dấu ấn cá nhân hơn. 4. Hokusai đã chứng tỏ được thanh danh của mình: ông tháo một tấm cửa, phủ lên đó những đường vẽ uốn lượn màu xanh lam rồi thả lên đó một con gà với đôi chân đã nhúng mực đỏ. Người xem đều tỏ ra kinh ngạc và nhận ra rằng một bức tranh mang phong cách tự nhiên vừa mới hiện ra trước mắt mình: những vết chân màu đỏ của con gà chính là những lá phong mùa thu rụng xuống làn nước xanh của sông Tatsuta. 5. Riêng Hokusai lại muốn tồn tại như một nghệ sĩ độc lập. Ông muốn đi con đường riêng và luôn ký tên mình vào các tranh in khắc gỗ. Thành công của Hokusai ở nước ngoài càng thúc đẩy sự định hình tất yếu của hình tượng người nghệ sĩ tự do, độc lập và khẳng định phong cách riêng của họ. 6. “Từ khi 6 tuổi, tôi đã luôn mê mẩn vẽ lại hình dạng của đồ vật. Tới tuổi 50, tôi đã xuất bản vô số tranh vẽ, nhưng tôi chẳng hài lòng với bất kể thứ gì tôi làm ra trước năm 70 tuổi. Chỉ đến năm 73 tuổi, tôi mới hiểu được hình dạng và bản chất thực của chim, cá, cây cỏ… Vì thế, đến tuổi 80, tôi sẽ có thể tiến bộ hơn, hiểu sâu hơn về vạn vật; đến 100 tuổi, chắc chắn tôi sẽ đạt được một trình độ vượt trội, khó có thể định nghĩa được, rồi đến năm 110 tuổi, thứ gì cũng trở nên sống động dù là nét chấm hay đường thẳng. Tôi mời những ai sống lâu như tôi xem xem tôi có giữ lời mình hay không.” 7. Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa (Sous la Grande Vague au large de Kanagawa) là tác phẩm quan trọng nhất của Hokusai. […] Tác phẩm này minh họa một cách hoàn hảo cho chủ đề lớn về “thế giới phù hoa” nơi mà thời gian dường như ngừng trôi: con sóng chuẩn bị đổ ập lên những con thuyền mong manh của các ngư dân. Con người thực quá nhỏ bé khi đứng trước sự mênh mông và hùng vĩ của Thiên nhiên. Khối cong được tạo nên bởi con sóng khớp một cách hoàn hảo vào khoảng trống của bầu trời và vẽ ra đường viền tạo thành hai phần âm và dương. Ở phía xa, ta cũng có thể thấy dãy núi thiêng của Nhật Bản, ngọn núi lửa Phú Sĩ. Toàn bộ nước Nhật dường như được biểu lộ trong bức tranh in này: nó vừa là xứ sở của biển cả, vừa của đất và của lửa. Hokusai thổi vào bức tranh linh hồn của cả một nền văn minh. 8. Trong thập niên 1830, những vấn đề cá nhân và gia đình đã khiến người nghệ sĩ gặp khó khăn ngay khi đang ở đỉnh vinh quang của sự nghiệp. […] Năm 1839, nhà ông bị một đám cháy thiêu trụi, […] trong khi người họa sĩ làm mọi cách để cứu đám cọ vẽ của mình, thì một phần lớn tác phẩm của ông hoàn toàn thành tro. 9. Người họa sĩ đã ra đi trong sự thanh bần, thậm chí thiếu thốn, tựa như hình ảnh câu thơ mà tương truyền ông đã viết trong mùa đông cuối cùng của đời mình: “Ôi tự do, tự do tươi đẹp, khi ta dạo trên cánh đồng mùa hạ, chỉ còn hồn thoát khỏi thân xác ta!” 10. “Ông già điên cuồng vì hội họa” không vẽ thiên nhiên như một thứ bất động và bị động. Thiên nhiên trong tranh ông có vẻ vô cảm trước sự có mặt và trước những nỗi khổ của con người – hoạt động của họ dường như vô nghĩa và phù du. Từ sự gặp gỡ không mang tính đối đầu này toát ra một cảm giác hòa hợp và cân bằng luôn được thể hiện trong nghệ thuật Nhật Bản, và các bản vẽ núi Phú Sĩ dường như là hiện thân rõ ràng nhất. 11. [Hiroshige] thanh minh cho sự liều lĩnh đó: “Bậc thầy Hokusai đã xuất bản trước tôi loạt tranh Một trăm cảnh núi Phú Sĩ. Ông đã biến đổi núi Phú Sĩ và thiên nhiên để tạo ra thế giới riêng của mình. Còn tôi chỉ có thể chép lại bản chất của sự vật. Vậy nên những tác phẩm của tôi chỉ như những bức ảnh mà thôi.” 12. Hokusai nhấn mạnh sự khác biệt về tỉ lệ giữa những nhân vật người nhỏ bé và những tảng đá hay các thác nước khổng lồ. Mặc dù rất bé nhỏ nhưng con người dường như rất yên bình giữa Thiên nhiên hào phóng và dồi dào, thứ thiên nhiên họ không chinh phục nhưng chính nó đã đón nhận họ. Một cảm giác vạn vật hòa hợp tỏa ra từ những bức tranh đó. Câu Quote hay: 1. [Hokusai] là người đầu tiên lấy phong cảnh làm đề tài chính: diễn tả sự hùng vĩ của Thiên nhiên để lột tả rõ hơn cuộc sống của con người, ông đã thực sự tạo ra một thể loại tranh mới. 2. Không nên tìm kiếm phong cách hiện thực trong tranh Hokusai theo cách của các nghệ sĩ phương Tây cùng thời như Courbet, Corot hay Millet. 3. […] mỗi tác phẩm của Hokusai lại thể hiện sức mạnh của Thiên nhiên tối cao và bất dịch trên tinh thần của Phật giáo Thiền Tông. 4. Cho dù Hokusai không lập nên một trường phái theo đúng nghĩa, ông đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cả một thế hệ nghệ sĩ […]. 5. Tranh in khắc gỗ của Hokusai là một nguồn cảm hứng quan trọng cho các nghệ sĩ châu Âu thế kỷ XIX, vừa vì các chủ đề thể hiện trong tranh, vừa bởi các phương pháp thực hiện tranh. 6. Ta còn thấy các bản tranh in của Hokusai trong một số tranh của Vincent Van Gogh như một cách tri ân với thứ nghệ thuật đến từ phương xa đã mở đường cho nghệ thuật hiện đại. 7. Degas đã nói về người nghệ sĩ Nhật Bản này rằng: “Hokusai không chỉ là người nghệ sĩ của Thế giới phù hoa như những nghệ sĩ khác. Ông là một hòn đảo, một lục địa, mình ông là cả thế giới.” Về tác giả: JOHANN PROTAIS (1979) Tốt nghiệp Trường Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne chuyên ngành Lịch sử, Protais từng có thời gian làm việc tại Bảo tàng Louvre. Hiện nay, khi đã là giảng viên dạy Lịch sử và có chứng chỉ chuyên môn về Lịch sử Nghệ thuật, Protais dạy học ở Paris và là tác giả, đồng tác giả của nhiều cuốn sách viết về các danh họa và lịch sử nghệ thuật. ÉLOI ROUSSEAU (1978) Từng học tại Trường Phổ thông Lourve, sau đó tốt nghiệp Đại học Paris-Sorbonne (ngành Lịch sử Hiện đại) và Đại học Paul Valéry với tấm bằng thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Nghệ thuật, Rousseau hiện là giáo viên dạy lịch sử và là sử gia nghệ thuật với nhiều tác phẩm đã được xuất bản. Rousseau đã cộng tác với nhiều nhà xuất bản lớn, như Larousse, Palette và Silvana. Các tác phẩm nổi bật của Protais và Rousseau đồng tác giả do Larousse xuất bản: • Renoir (2018) • Vermeer (2017) • René Magritte (2016) • Hokusai (2014) • Felix Vallotton (2013) • Les plus belles oeuvres de Lichtenstein (2013)Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Hàng chính hãng
Có
Công ty phát hành
Omega Plus
Ngày xuất bản
2021-02-01 13:53:52
Kích thước
22 x 29 cm
Dịch Giả
Phạm Lê Huy
Loại bìa
Bìa cứng
Số trang
128
Phương thức giao hàng Seller Delivery
Nhà bán giao hàng cho khách hàng
Nhà xuất bản
Nhà Xuất Bản Dân Trí
Sản Phẩm Tương Tự
[In màu toàn bộ] ĐỂ HIỂU NGHỆ THUẬT - Janetta Rebold Benton - Hương Mi Lê dịch - Omega Plus - NXB Thế Giới.
245.650₫
Đã bán 1
Sản Phẩm Liên Quan
Combo Trọn Bộ Sách PoMath - Toán Tư Duy Cho Trẻ Em 4-6 Tuổi (6 cuốn)
386.100₫
Đã bán 12