KHÁCH ĐI BIỂN NÓI CHUYỆN DOANH CHÂU – Trương Vỹ – Đỗ Văn Hiểu dịch – NXB Hội Nhà Văn
KHÁCH ĐI BIỂN NÓI CHUYỆN DOANH CHÂU – Trương Vỹ – Đỗ Văn Hiểu dịch – NXB Hội Nhà Văn
KHÁCH ĐI BIỂN NÓI CHUYỆN DOANH CHÂU – Trương Vỹ – Đỗ Văn Hiểu dịch – NXB Hội Nhà Văn
KHÁCH ĐI BIỂN NÓI CHUYỆN DOANH CHÂU – Trương Vỹ – Đỗ Văn Hiểu dịch – NXB Hội Nhà Văn
1 / 1

KHÁCH ĐI BIỂN NÓI CHUYỆN DOANH CHÂU – Trương Vỹ – Đỗ Văn Hiểu dịch – NXB Hội Nhà Văn

0.0
0 đánh giá

Tiêu đề cuốn tiểu thuyết này lấy từ một câu thơ của Lý Bạch gợi nhớ không khí cổ xưa. Tiểu thuyết là sự xen lẫn những mạch truyện khác nhau, mạch truyện về cuộc đấu trí giữa Nho sinh Từ Phúc và Tần Thuỷ Hoàng – hay còn gọi là cú lừa vĩ đại trong lịch sử; mạch truyện v

225.000
Share:
BÌNH BÁN BOOK

BÌNH BÁN BOOK

@binh-ban-book
4.9/5

Đánh giá

3.289

Theo Dõi

5.383

Nhận xét

Tiêu đề cuốn tiểu thuyết này lấy từ một câu thơ của Lý Bạch gợi nhớ không khí cổ xưa. Tiểu thuyết là sự xen lẫn những mạch truyện khác nhau, mạch truyện về cuộc đấu trí giữa Nho sinh Từ Phúc và Tần Thuỷ Hoàng – hay còn gọi là cú lừa vĩ đại trong lịch sử; mạch truyện về những bi kịch của con người trong bão táp lịch sử đương đại, mạch truyện về sự vật vã của những thanh niên trong hiện tại… Tần Thuỷ Hoàng có thể chinh phục được 6 nước, có thể chinh phục được mọi thứ trong thiên hạ (như lời tiểu hoạn quan trong tác phẩm), nhưng có một thứ ông ta không chinh phục được, đó là thời gian. Tần Thuỷ Hoàng ám ảnh về cái chết, nghe nói ở ngoài biển khơi có một nơi tiên ở, nơi đó có thuốc trường sinh… Nho sinh Từ Phúc đã thoát được kiếp nạn đốt sách chôn Nho, đồng thời còn lừa Tần Thuỷ Hoàng cấp cho một đội thuyền đông đảo với 3000 đồng nam đồng nữ, các loại hạt giống và thợ thủ công để ra biển tìm thuốc trường sinh. Thực chất đó là một cuộc chạy trốn ngoạn mục của Từ Phúc, là cú lừa vĩ đại trong lịch sử. Cũng chính vì thế mà con người đương đại rất muốn nghiên cứu về nhân vật này, muốn nhận địa phương của mình là nơi gắn với tên tuổi của Từ Phúc. Tiểu thuyết này như một sự giải thiêng về nhân vật Tần Thuỷ Hoàng. Vẫn có một số chi tiết về sự bạo tàn của Thuỷ Hoàng, như đốt sách chôn Nho, chỉ cần hơi nghi ngờ là có thể giết người hàng loạt, nhưng tác phẩm chủ yếu tập trung vào sự bé nhỏ, yếu đuối của Tần Thuỷ Hoàng trước thời gian, vào sự cô đơn của Tần Thuỷ Hoàng, vào những thứ bình dị của cuộc đời mà một bậc đế vương không có được. Tần Thuỷ Hoàng nhiều lần tuần du về phía đông tìm thuốc trường sinh, nhưng đều thất bại, và lần cuối cùng, Tần Thuỷ Hoàng đã chết trên đường trở về, chết khi ước muốn tìm thuốc trường sinh chưa thực hiện được. Linh hồn của Tần Thuỷ Hoàng ở trên mây, dõi theo đoàn xe chở chính thân xác của ông đang vội vã trở về thành Hàm Dương với đàn quạ đen bay theo với mùi hôi thối bốc ra… Ở trên mây, Tần Thuỷ Hoàng cảm thấy con người ở trong xe thật xa lạ, Tần Thuỷ Hoàng nhìn thấy vạn lí trường thành, nhớ lại những cảnh tượng kinh hoàng mà mình đã gây ra… Trong tiểu thuyết còn có những phần viết về bi kịch của trí thức trong cách mạng văn hoá. Hoạ sĩ Cận Dương tài hoa, hồn nhiên trong sáng, nhưng bị bắt đi lao động cải tạo, bị ép đến mức phát điên. Nhưng trong trạng thái điên loạn ấy, có một thứ vẫn không bị mất đi, đó là khả năng vẽ tranh và sự rung động trước vẻ đẹp của con người. Ông đã yêu một người phụ nữ cũng bị bắt đi lao động cải tạo, yêu trong lúc điên, và họ đã có con với nhau trong một lần cùng trú mưa… Một hiệu trưởng già đã từng chứng kiến tất cả những bi thương ở nông trường đó, khi cuộc sống thay đổi, có cơ hội trở về thành phố, nhưng ông nguyện ở lại, ghi chép lại tất cả như một cách chống lại sự lãng quên, như một cách để nhắc nhở con người hiện tại về một quá khứ đầy đau thương…. Trong cuộc sống hiện tại, vẫn còn những bi kịch, như bi kịch của những đứa trẻ miền núi cố gắng về thành phố nhằm thay đổi số phận như Kỷ Cập, Vương Tiểu Văn; vẫn có những trò giả dối, hợm hĩnh, vừa hám danh vừa hám lợi xoay quanh nhân vật Vương Như Nhất và người vợ…. Trong dòng lịch sử hơn 5000 năm, có rất nhiều thứ sẽ bị dòng lịch sử cuồn cuộn cuốn trôi, những điều tốt đẹp cần được nhớ lại, và cả những nỗi đau cũng cần được nhớ lại, nhớ lại như một sự nhắc nhở. Tiểu thuyết này có nhiều mạch truyện đan cài nhau, và văn phong cũng xen lẫn văn ngôn và bạch thoại, mang lại một cảm giác giao thoa giữa lịch sử và hiện tại, về những mạch ngầm chảy từ xa xưa chi phối đời sống con người hiện tại. *** KHÁCH ĐI BIỂN NÓI CHUYỆN DOANH CHÂU Tác giả: Trương Vỹ Dịch giả: Đỗ Văn Hiểu Nhà phát hành: NXB Hội Nhà Văn Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn *** Thông tin sách: Hình thức: Bìa mềm Số trang: 614 trang Khổ sách: 16 x 24 cm Cân nặng: 500gr Năm phát hành: 2024 *** #khách_đi_biển_nói_chuyện_doanh_châu #nxb_hội_nhà_văn Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

NXB Hội Nhà Văn

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

614

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan