Làn Sóng Thứ Năm - Giáo Dục Khai Phòng Kiểu Mỹ
Làn Sóng Thứ Năm - Giáo Dục Khai Phòng Kiểu Mỹ
1 / 1

Làn Sóng Thứ Năm - Giáo Dục Khai Phòng Kiểu Mỹ

0.0
0 đánh giá

Làn Sóng Thứ Năm - Giáo Dục Khai Phòng Kiểu Mỹ Tái cấu trúc giáo dục đại học Hoa Kỳ Làn Sóng Thứ Năm - Giáo Dục Khai Phóng Kiểu Mỹ có thể được coi như một đề xuất tái cấu trúc giáo dục đại học Hoa Kỳ nói chung, dựa trên trường hợp thành công của Đại học Bang Arizona,

390.000₫
-15%
331.500
Share:
Nhà sách NetaBooks

Nhà sách NetaBooks

@nha-sach-netabooks
4.8/5

Đánh giá

1.408

Theo Dõi

2.362

Nhận xét

Làn Sóng Thứ Năm - Giáo Dục Khai Phòng Kiểu Mỹ Tái cấu trúc giáo dục đại học Hoa Kỳ Làn Sóng Thứ Năm - Giáo Dục Khai Phóng Kiểu Mỹ có thể được coi như một đề xuất tái cấu trúc giáo dục đại học Hoa Kỳ nói chung, dựa trên trường hợp thành công của Đại học Bang Arizona, và rộng hơn nữa là để tham khảo trong quá trình tái cấu trúc giáo dục đại học ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, vốn đã có truyền thống hợp tác gần gũi, sâu rộng với ASU. Các tác giả của cuốn sách thực sự am hiểu sâu sắc về những gì nên và không nên làm trong giáo dục đại học: tận dụng mọi thế mạnh của sinh viên và hướng họ đến những vấn đề cấp bách nhất của thời đại. Trong The Fifth Wave: The Evolution of American Higher Education, Michael M. Crow và William B. Dabars lập luận rằng các trường cao đẳng và đại học cần được thiết kế lại toàn diện để có thể đào tạo càng nhiều sinh viên càng tốt và giữ nguyên chỉ tiêu tuyển sinh ngay cả khi thứ hạng của trường tăng lên (tức không tuyể sinh khắt khe hơn). Hai ông cho rằng chính sách tuyển sinh quá nghiêm ngặt của các trường như Harvard và Yale chỉ có nghĩa là họ đã chọn những sinh viên mà thành công sau này ít nhiều đã được bảo đảm, dù thế nào. Theo ông, việc đào tạo những sinh viên có khả năng và cơ hội thành công thấp hơn mới mang lại nhiều giá trị. Các nghiên cứu mới đây đã chứng minh ý kiến của ông là đúng. Làn Sóng Thứ Năm - Giáo Dục Khai Phóng Kiểu Mỹ: Làn sóng của tri thức và công nghệ Về mặt tên gọi, Crow và Dabars phân chia lịch sử giáo dục đại học Hoa Kỳ thành các làn sóng nối tiếp nhau từ các trường thời lập quốc (Làn sóng thứ Nhất) cho đến các trường đại học nghiên cứu (Làn sóng thứ Tư), và Làn sóng thứ Năm đang dần hình thành sẽ bao gồm một liên minh các trường cao đẳng và đại học có mong muốn mang lại tác động tích cực cho xã hội thông qua sự tích hợp liền mạch giữa sản xuất tri thức đẳng cấp thế giới và đổi mới công nghệ. Các trường thuộc Làn sóng thứ Năm như Đại học Bang Arizona đã bắt đầu mở rộng mạng lưới bao gồm học viện, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, phòng thí nghiệm và các tổ chức xã hội dân sự. Tập hợp các thiết chế này ưu tiên tiếp cận nhóm nhân khẩu học rộng nhất có thể, đại diện cho các thành phần kinh tế xã hội và trí tuệ đa dạng trong xã hội. Ý tưởng về Làn sóng thứ Năm thực sự rất tuyệt vời. Với các dữ liệu phong phú và sự thật thú vị về các trường đại học, được đúc kết từ nhiều lĩnh vực khác nhau từ thiết kế, kinh tế, chính sách công, lý thuyết tổ chức, nghiên cứu khoa học và công nghệ, xã hội học, tâm lý học và thậm chí nhận thức luận, các tác giả đã trình bày một chủ đề quan trọng, đầy hứa hẹn và tôi tin rằng với bất kỳ ai quan tâm đến tương lai của giáo dục đại học đều không nên bỏ qua Làn sóng thứ Năm - Giáo Dục Khai Phóng Kiểu Mỹ. Nhận xét đánh giá về cuốn sách Làn Sóng Thứ Năm - Giáo Dục Khai Phòng Kiểu Mỹ “Cuốn sách bạn cầm trên tay có thể được coi như một đề xuất tái cấu trúc giáo dục đại học Hoa Kỳ nói chung, dựa trên trường hợp thành công của Đại học Bang Arizona (ASU), và rộng hơn nữa là để tham khảo trong quá trình tái cấu trúc giáo dục đại học ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, vốn đã có truyền thống hợp tác gần gũi, sâu rộng với ASU. Các tác giả của cuốn sách thực sự am hiểu sâu sắc về những gì nên và không nên làm trong giáo dục đại học: tận dụng mọi thế mạnh của sinh viên và hướng họ đến những vấn đề cấp bách nhất của thời đại." - PGS.TS. Võ Thị Ngọc Thúy; Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen “Làn sóng thứ Năm thừa nhận yêu cầu cấp bách đối với các trường đại học công lập là phải rời khỏi vị trí ngoài lề và dấn thân cùng với thế giới, từ việc mở rộng khả năng tiếp cận các cơ hội đổi đời nhờ giáo dục đại học cho đến việc đương đầu với những thách thức lớn lao mà thế giới của chúng ta đang phải đối mặt. Michael Crow và William Dabars đưa ra một luận điểm mạnh mẽ về lợi ích to lớn mà chỉ các trường đại học mới có thể tạo ra, với điều kiện giới học thuật phải đủ táo bạo để xem xét lại cách thức mà các thế mạnh độc đáo của họ có thể đóng góp cho một tương lai công bằng hơn, bền vững hơn và dân trí cao hơn." - Ana Mari Cauce; Chủ tịch Đại học Washington “Làn sóng thứ Năm hữu ích cho các nhà quản lý giáo dục, kinh doanh và quan chức chính phủ, đặc biệt là những người có lợi ích trong việc các trường đại học nghiên cứu lớn của Hoa Kỳ tiếp tục sự xuất sắc của họ cũng như trong cấu trúc tương lai của các trường này” - Jonathan R. Cole Đại học Columbia, tác giả sách Đại học Hoa Kỳ vĩ đạiGiá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Saigon Books

Ngày xuất bản

2023-10-23 15:40:15

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

692

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Công Thương

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan