Lật Lại Điểm Bùng Phát - Revenge Of The Tipping Point - Sự Tác Động Không Ngờ Của Thiểu Số Lên Hành Vi Xã Hội (Malcolm Gladwell)  - Alpha Books
Lật Lại Điểm Bùng Phát - Revenge Of The Tipping Point - Sự Tác Động Không Ngờ Của Thiểu Số Lên Hành Vi Xã Hội (Malcolm Gladwell)  - Alpha Books
1 / 1

Lật Lại Điểm Bùng Phát - Revenge Of The Tipping Point - Sự Tác Động Không Ngờ Của Thiểu Số Lên Hành Vi Xã Hội (Malcolm Gladwell) - Alpha Books

0.0
0 đánh giá

LẬT LẠI ĐIỂM BÙNG PHÁT AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY: - Những người muốn hiểu sâu hơn về cách các hiện tượng xã hội lan truyền, từ xu hướng hành vi đến các biến động văn hóa. - Những người quan tâm đến việc khai thác điểm bùng phát trong kinh doanh và tiếp thị để tạo ra sự

189.000₫
-20%
151.000
Share:
Alpha Books Official

Alpha Books Official

@alphabooks-official
4.8/5

Đánh giá

9.259

Theo Dõi

10.514

Nhận xét

LẬT LẠI ĐIỂM BÙNG PHÁT AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY: - Những người muốn hiểu sâu hơn về cách các hiện tượng xã hội lan truyền, từ xu hướng hành vi đến các biến động văn hóa. - Những người quan tâm đến việc khai thác điểm bùng phát trong kinh doanh và tiếp thị để tạo ra sự thay đổi lớn hoặc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ. - Nhà nghiên cứu và chuyên gia trong các lĩnh vực chính sách công, giáo dục và y tế. - Những ai đã đọc các tác phẩm trước đó như The Tipping Point, Outliers, Blink và yêu thích cách ông kết hợp kể chuyện với nghiên cứu khoa học. TÓM TẮT SÁCH Tại sao Miami lại là… Miami? Số phận đầy bi kịch của loài báo cheetah nói lên điều gì về cách chúng ta nuôi dạy con cái? Vì sao các trường Ivy League lại quan tâm đến thể thao đến vậy? “Phần ba kỳ diệu” là gì, và nó có ý nghĩa gì đối với sự hòa hợp sắc tộc? Trong tác phẩm mới này, Malcolm Gladwell lần đầu tiên sau 25 năm quay trở lại chủ đề về các hiện tượng xã hội lan truyền và điểm bùng phát, lần này đi sâu vào khía cạnh tăm tối của các hiện tượng lây lan. Ông dẫn dắt độc giả đến những con phố ở Los Angeles để gặp gỡ những kẻ cướp ngân hàng thành công nhất thế giới, khám phá lại một chương trình truyền hình bị lãng quên từ những năm 1970 đã làm thay đổi thế giới, thăm hiện trường một thí nghiệm lịch sử tại một con ngõ cụt nhỏ ở Bắc California, và đưa ra một lịch sử thay thế cho hai trong số những đại dịch lớn nhất hiện nay: COVID-19 và cuộc khủng hoảng opioid. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận nghiêm túc về những điểm bùng phát. TÁC GIẢ Malcolm Gladwell là tác giả của sáu cuốn sách bán chạy nhất trên New York Times: Điểm bùng phát, Những kẻ xuất chúng, Đọc vị người lạ, Chú chó nhìn thấy gì, David & Goliath và Trong chớp mắt. Ông cũng là đồng sáng lập Pushkin Industries, một công ty sản xuất nội dung âm thanh với các chương trình như Revisionist History cùng nhiều podcast và audiobook khác. Gladwell sinh ra ở Anh, lớn lên tại Canada, và hiện sống cùng gia đình cùng một chú mèo tên là Biggie Smalls ở ngoại ô New York. CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT - Với sự tự tin nhưng sâu sắc và trầm tính hơn, giọng văn của ông không còn nhiều sự vui vẻ, các nghiên cứu tình huống về Hush Puppies hay giày Airwalk, mà là những câu chuyện đề cập đến các ranh giới và nỗi lo lắng của nước Mỹ hiện đại: tỷ lệ nghiện, hạn ngạch và khả năng lây truyền của Covid. Cuốn sách vẫn hấp dẫn và khiêu khích; dựa nhiều hơn vào lịch sử, ý thức được tiền thân trí tuệ của nó và sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn. - Nhiều chủ đề của Gladwell rất quen thuộc nhưng lại được phân tích theo những góc nhìn mới. Trong chương 5, ông đi sâu vào câu hỏi hóc búa về sự đa dạng trong tuyển sinh vào hệ thống các trường học Ivy League, một chủ đề khó có thể được đưa tin đầy đủ, nhưng ông lại đảo ngược vấn đề. Thay vì xem xét các phương tiện mà các tổ chức ưu tú sử dụng để ngăn cản những người thiểu số, ông tiết lộ những cách tinh vi và xảo quyệt mà Harvard, thông qua chính sách tuyển sinh dành cho các vận động viên, mời những ứng viên da trắng, giàu có vào học. Phần lớn chương này dựa trên biên bản phiên tòa và Gladwell thích thú khi chỉ ra sự né tránh và đạo đức giả của các học giả và luật sư đại học khi họ cố gắng tránh thừa nhận các nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học. - Cuốn sách mang tính cá nhân hơn so với các tác phẩm trước của Gladwell. Ông không ngần ngại chia sẻ những thay đổi trong quan điểm và cách nhìn nhận của chính mình sau 25 năm từ khi viết Điểm Bùng Phát. Thậm chí nó còn u ám hơn cuốn đầu tiên. Giờ đây, Gladwell tò mò hơn về việc ai đang thực hiện những cú đẩy đó: nếu các dịch bệnh thường được định hình bởi một số ít cá nhân, làm thế nào để ngăn chặn những tác nhân xấu gây tác động quá lớn? CÁC TRÍCH ĐOẠN HAY Các đại dịch xã hội được thúc đẩy bởi những nỗ lực của một số người đặc biệt – những người đóng vai trò xã hội quá khích – và đó chính là cách cơn bùng phát ở Los Angeles diễn ra. Đây chưa bao giờ là một sự kiện đại chúng, như một trong những cuộc chạy marathon ở thành phố lớn nơi hàng chục nghìn người tham gia. Đó là thời đại hỗn loạn do một nhóm nhỏ những kẻ ra cướp vào cướp chi phối. Yankee Bandit đã cướp 64 ngân hàng trong vòng chín tháng trước khi bị FBI tóm. Hắn ta ngồi tù 10 năm, ra tù, rồi cướp thêm tám ngân hàng nữa. Nasty Boys cướp 27 ngân hàng. Casper và C-Dog đạo diễn 175 vụ. Nếu chỉ tập trung vào Yankee Bandit, Casper và Nasty Boys, bạn sẽ có được bức tranh khá hoàn chỉnh về những điều diễn ra ở Los Angeles trong thập niên 1980 đầu 1990: một hiện tượng lây lan dấy lên và bùng phát, được tiếp sức bởi những hành động bất thường của một số ít người. Wiley nói: “Nếu nói về các đại dịch thì Casper là kẻ siêu lây lan.” Theo thống kê, tỷ lệ tự tử “bình thường” tại một trường học có 2.000 học sinh chỉ nên là một hoặc hai ca trong vòng 10 năm. Poplar Grove đã vượt xa con số đó. Bọn trẻ ở trường trung học cơ sở sẽ nghe tin về các vụ tự tử ở trường trung học phổ thông. Rồi chúng sẽ lên học trung học phổ thông và phải đối mặt với nhiều vụ tương tự. Người ta chuyển đến Poplar Grove vì nghĩ rằng nơi này an toàn ‒ nơi náu mình khỏi các loại bạo lực và bất ổn đang bao trùm rất nhiều cộng đồng người Mỹ. Đó là lý do nạn tự tử ở đây lại gây ngạc nhiên đến vậy. Làm sao điều này có thể xảy ra ở đây? Nhưng nó không nên gây ngạc nhiên. Poplar Grove là một nền văn hóa đơn loài ‒ một xa lộ dài, thẳng không có lối ra. Khi cái chết đầu tiên xảy đến, nó là bất thường. Khi xảy ra lần nữa, nó trở thành mối lo ngại. Nhưng khi nó xảy ra hết lần này đến lần khác, thì nó trở thành ‒ theo cách tàn khốc nhất có thể ‒ bình thường. “Cứ bốn nhóm sẽ có ít nhất ba nhóm trong đó có một học sinh nổi bật, điển hình cho lý tưởng của tuổi trẻ Poplar Grove,” Abrutyn nói. “Anh biết đấy, giống như một ngôi sao thể thao trong ba [mùa] giải, có lẽ là đội trưởng của một trong những môn thể thao đó, anh biết kiểu đấy mà, điểm GPA 4.0, tính cách sôi nổi. Rất nhiều thanh thiếu niên đã tự tử có vẻ như là người hoàn hảo, và rồi họ đã ra đi. Vì vậy, nó giống như, ‘Ồ, nếu những người như thế còn không thể tồn tại trong bối cảnh này, thì làm sao tôi có thể?’” Người ta có thể vô tình đạt tới điểm bùng phát. Chúng ta có thể tình cờ gặp phải chúng. Các dịch bệnh đạt đến điểm bùng phát thông qua năng lượng lây lan không ngừng nghỉ của chính chúng. Nhưng trong vài chương tiếp theo, tôi muốn khám phá những cách thức tạo ra các điểm bùng phát một cách có chủ ý. Có thể thấy rõ con người hành xử khác nhau khi ở trong một nhóm đã vượt quá điểm bùng phát so với nhóm mới chớm chạm đến điểm bùng phát đó. Vậy nếu bạn biết chính xác điểm kỳ diệu đó ở đâu thì sao? Hoặc – tốt hơn nữa – nếu bạn biết cách thao túng quy mô của một nhóm sao cho nó nằm ngay dưới hoặc ngay trên điểm bùng phát đó thì sao? Miami và Poplar Grove là những nơi đã vô tình mở cửa chào đón một đại dịch. Ý tôi ở đây là đưa mọi thứ tiến thêm một bước nữa: cố ý dàn dựng quá trình hành vi lây nhiễm. Tôi biết điều đó nghe có vẻ kịch tính. Nhưng sự thật là tất cả mọi người đều tham gia vào kiểu kiến thiết xã hội (social engineering) này – và họ không phải lúc nào cũng trung thực về những gì mình đang làm. Ba trên chín người. Phần ba kỳ diệu! Tôi phải thú nhận rằng lúc đầu tôi thấy kết luận này thật khó chấp nhận. Sự khác biệt có thực sự lớn giữa việc có hai và ba người lạc loài trong một nhóm với quy mô như thế này không? Nhưng khi tôi bắt đầu gọi điện cho những người phụ nữ từng tham gia hội đồng quản trị của các tập đoàn lớn, tôi nghe được chính xác điều tương tự. Dưới đây là chia sẻ của doanh nhân Sukhinder Singh Cassidy, người đã bị thuyết phục bởi giá trị của các con số đến nỗi bà đã thành lập một nhóm có tên là theBoardlist để giúp đưa thêm nhiều phụ nữ vào hội đồng quản trị của các tập đoàn. “Vậy ba có phải là con số phù hợp không?”, bà nói. “Tôi không chắc, nhưng tôi biết có một con số mà nếu đạt đến ngưỡng đó, những người này không còn khác biệt vì sự khác biệt của họ, khi số người như họ trong phòng đã nhiều đến mức không ai còn nghĩ đến sự khác biệt đó nữa.” Bà nói rằng một người thì cô đơn. Hai người sẽ có cảm giác đồng hành. Nhưng ba người thì là một đội.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Alpha Books

Ngày xuất bản

2025-01-08 17:12:39

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

384

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Thế Giới

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan