LIỄN THỜ THỔ TIÊN - CỬU HUYỀN THẤT TỔ ( Gỗ hương đá mạ vàng )
LIỄN THỜ THỔ TIÊN - CỬU HUYỀN THẤT TỔ ( Gỗ hương đá mạ vàng )
LIỄN THỜ THỔ TIÊN - CỬU HUYỀN THẤT TỔ ( Gỗ hương đá mạ vàng )
LIỄN THỜ THỔ TIÊN - CỬU HUYỀN THẤT TỔ ( Gỗ hương đá mạ vàng )
1 / 1

LIỄN THỜ THỔ TIÊN - CỬU HUYỀN THẤT TỔ ( Gỗ hương đá mạ vàng )

0.0
0 đánh giá

LIỄN THỜ THỔ TIÊN - CỬU HUYỀN THẤT TỔ ( Gỗ hương đá) Chất liệu; gỗ hương đá lục lạc , sơn pu chất lượng cao, mạ vàng Đài Loan Kích thước dày 3,5cm *cao 98cm *rộng 68cm Ý nghĩa của bốn chữ “Cửu Huyền thất Tổ” Trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình Việt thường đặt một b

3.680.000
Share:
gallery Minh Quân

gallery Minh Quân

@gallery-minh-quan
4.2/5

Đánh giá

143

Theo Dõi

333

Nhận xét

LIỄN THỜ THỔ TIÊN - CỬU HUYỀN THẤT TỔ ( Gỗ hương đá) Chất liệu; gỗ hương đá lục lạc , sơn pu chất lượng cao, mạ vàng Đài Loan Kích thước dày 3,5cm *cao 98cm *rộng 68cm Ý nghĩa của bốn chữ “Cửu Huyền thất Tổ” Trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình Việt thường đặt một bài vị có ghi bốn chữ Cửu Huyền thất Tổ. Vậy bốn chữ Cửu Huyền thất Tổ này mang ý nghĩa gì? Đáp: Câu hỏi của cư sĩ làm chúng tôi phải tra khảo lại các từ điển Phật học và Hán học, hơn thế nữa, chúng tôi còn nhờ Đại đức Thích Minh Nghị hiện đang du học tại Trung Hoa tra khảo giúp nơi các bộ từ điển lớn của Trung Hoa, nhưng cũng không thấy từ nguyên của bốn chữ này. Như chúng ta biết, phần lớn các thuật ngữ Hán Việt đều được người Việt tiếp thu thông qua các cuộc giao lưu văn hoá, tôn giáo Hán - Việt qua nhiều thời đại. Nhưng bốn chữ này, chúng tôi nghĩ là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo, không hề chịu ảnh hưởng văn hoá của Phật giáo Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Không biết bốn chữ này được xuất hiện trong văn bản nào sớm nhất, nhưng theo chỗ chúng tôi biết, bốn chữ này xuất hiện trong tác phẩm Sự Lý Dung Thông viết bằng thể thơ song thất lục bát của Thiền sư Hương Hải (1728 - 1715) được Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã dày công biên khảo và dịch lại, cho in chung trong Toàn Tập Minh Châu Hương Hải (Nhà xuất bản Tp.HCM, 2000). Phía sau cuốn sách có in toàn bộ tác phẩm và ngữ lục của Thiền sư bằng chữ Hán. Tác phẩm Sự Lý Dung Thông (trang 416) cũng nằm trong phần phụ lục này, có đề cập đến bốn chữ này trong hai câu thơ: "Thích độ nhân miễn tam đồ khổ Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương" (Ðại ý là giáo lý đức Phật Thích Ca hoá độ chúng sinh để thoát khỏi ba đường khổ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, và có khả năng cứu thoát cửu huyền và thất tổ được siêu thăng). Có lẽ vì câu trên quá cô đọng nên bản Việt ngữ của Tiến sĩ Lê Mạnh Thát (trang 392), vẫn giữ nguyên như vậy, và phần dưới có chú thích ngắn gọn về bốn chữ "cửu huyền thất tổ" như sau: "Cửu huyền: Chín đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ" Mặc dầu trong các từ điển, chúng tôi không thấy có chữ "huyền" nào có nghĩa là "đời" cả, nhưng qua quá trình Việt Hoá, chữ này được hiểu như là "đời", và có lẽ nên dịch là "thế hệ" thì chính xác hơn. Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao - Tằng - Tổ - Khảo - Kỷ - Tử - Tôn - Tằng - Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời. Một vị Hoà thượng mà người viết có duyên học hỏi đã giải thích rằng, sở dĩ gọi chữ "Huyền" ở đây vì chữ "Huyền" trong "cửu huyền" này vốn có nghĩa là "đen", vô lượng kiếp chúng sanh luân hồi sống chết, khi thân xác này rã rời, phân ly, trả về cho tứ đại, những chất tinh tuỷ xương máu và thịt tan rã, huỷ hoại đều biến thành màu đen nên gọi là "huyền". Bởi chín thế hệ vần xoay, sống chết như vậy nên gọi là "cửu huyền". Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ. Như vậy, chữ "cửu huyền" bao quát hơn chữ "thất tổ". Vì "thất tổ" chỉ cho các thế hệ đi trước, còn "cửu huyền" không những chỉ cho bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau nữa. Chính vì vậy, nơi thờ phụng những vị quá vãng còn được gọi là "Nhà Thờ Cửu Huyền" (viết bằng tiếng Việt), thỉnh thoảng dùng bốn chữ "Cửu Huyền thất Tổ" (viết bằng chữ Hán). Quý Tăng Ni miền Nam và miền Bắc cũng dùng cụm từ này để chỉ cho nơi thờ ông bà, cha mẹ mình nhiều đời, nhưng không phổ biến rộng rãi, các vị thường dùng từ "hương linh" chỉ người đã khuất, và nơi thờ các hương linh ấy được gọi là "bàn linh". Các tịnh xá thuộc hệ phái Khất Sĩ dùng từ "Cửu Huyền" hoặc cả "Cửu Huyền Thất Tổ" chỉ cho nơi thờ những người đã quá vãng. Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Thương Hiệu
gallery minh quân

Thương hiệu

Gallery Minh Quân

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Chất liệu

Gỗ hương đá 100% sơn pu cao cấp

Kích thước (Dài x Rộng x Cao)

Kích thước 3,5cm *68cm*98cm

Lưu ý

Sản phẩm liễn thờ bán trên như hình ảnh, Do màu vân gỗ tự nhiên lên vân gỗ có khác nhau

Xuất xứ (Made in)

Việt Nam

Trọng lượng sản phẩm

9

Sản phẩm có được bảo hành không?

Không

Phương thức giao hàng Seller Delivery

Nhà bán giao hàng cho khách hàng

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan