Nhu cầu và cơ hội việc làm của người nông dân vùng đô thị hóa ở Hà Nội - Nguyễn Hữu Thụ (chủ biên)
1 / 1

Nhu cầu và cơ hội việc làm của người nông dân vùng đô thị hóa ở Hà Nội - Nguyễn Hữu Thụ (chủ biên)

0.0
0 đánh giá

Nhu cầu và cơ hội việc làm của người nông dân vùng đô thị hóa ở Hà Nội / Nguyễn Hữu Thụ (chủ biên) ; Lê Khanh, Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Thanh Giang Trong lịch sử phát triển KT-XH của một nước, đô thị chỉ xuất hiện khi nền kinh tế đã phát triển đến một mức độ nhất

125.000
Share:
SÁCH ĐẠI NAM

SÁCH ĐẠI NAM

@sach-dai-nam
4.7/5

Đánh giá

119

Theo Dõi

200

Nhận xét

Nhu cầu và cơ hội việc làm của người nông dân vùng đô thị hóa ở Hà Nội / Nguyễn Hữu Thụ (chủ biên) ; Lê Khanh, Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Thanh Giang Trong lịch sử phát triển KT-XH của một nước, đô thị chỉ xuất hiện khi nền kinh tế đã phát triển đến một mức độ nhất định, phân công xã hội đã đạt tới trình độ phát triển khá cao. Bất kì ở một quốc gia nào, đô thị vẫn là thuật ngữ dùng để chỉ một kiểu liên kết xã hội mới khác với kiểu liên kết xã hội nông thôn (làng xã) dựa trên cơ sở bước phát triển mới về KT-XH. Cho tới nay, từ các văn bản và tài liệu đã công bố, khó tìm thấy một định nghĩa chuẩn về thuật ngữ đô thị khả dĩ được tất cả các nhà nghiên cứu và các nhà soạn thảo văn bản pháp quy đều thừa nhận. Có lẽ vì vậy, Liên hợp quốc đã chính thức khuyến nghị các nước tự xác định nội hàm của thuật ngữ này theo đặc thù riêng của mỗi nước. Tuy nhiên, khi xác định nội hàm thuật ngữ đô thị, phần lớn các nhà nghiên cứu và soạn thảo văn bản pháp quy ở các nước khác nhau thường cùng dựa vào các tiêu chí sau đây: - Mật độ dân số trên một đơn vị diện tích; - Kinh tế phi nông nghiệp là chủ yếu; NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN - Là trung tâm của một chuyên ngành (hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, ) hoặc trung tâm tổng hợp của các chuyên ngành đó trên một vùng lãnh thổ; - Vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội một vùng lãnh thổ; - Đặc điểm văn hóa. Ở Việt Nam, đô thị (còn được gọi là kẻ chợ) là thuật ngữ thường được dùng để phân biệt với nông thôn (làng quê). Đây là khu vực tập trung dân cư sinh sống với mật độ cao, có nguồn sinh kế chủ yếu trong lĩnh vực phi nông nghiệp (chủ yếu là buôn bán và làm nghề thủ công); là trung tâm chuyên ngành (hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, ) hoặc trung tâm tổng hợp các lĩnh vực đó có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phương, và đặc điểm văn hóa, lối sống có những khác biệt so với nông thôn. Ở nước nào cũng vậy, khi trình độ phát triển của nền kinh tế ngày càng cao hơn, phân công xã hội trong lao động sản xuất ngày càng phức tạp hơn; công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ (các lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp) phát triển ngày càng mạnh; kinh tế sản xuất hàng hóa quy mô lớn ngày càng mang tính chủ đạo rõ rệt, thì ngày càng nhiều vùng lãnh thổ có những ưu thế đặc biệt để phát triển kinh tế (giao thông, nguyên liệu, nhân công ), vốn trước đây là nông thôn, đã phát triển thành đô thị ngày càng nhiều hơn. Hiện tượng xã hội này được các nhà nghiên cứu (xã hội học, kinh tế học, ) gọi là hiện tượng ĐTHGiá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

An Nam Books

Kích thước

14 x 22

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

300

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Sản Phẩm Liên Quan