QUYỀN LỰC BIỂN – Lịch sử và địa chính trị của các đại dương trên thế giới
1 / 1

QUYỀN LỰC BIỂN – Lịch sử và địa chính trị của các đại dương trên thế giới

0.0
0 đánh giá

Quyền lực biển thực sự là một tác phẩm nổi bật dành cho những độc giả muốn tìm hiểu tầm ảnh hưởng của các đại dương đối với sự thịnh-suy, hưng-vong của các quốc gia và dân tộc trên thế giới. Được chấp bút bởi một trong những đô đốc được ngưỡng mộ nhất trong thế hệ của

428.000
Share:
Nhà Sách Vĩnh Thụy

Nhà Sách Vĩnh Thụy

@nha-sach-vinh-thuy
4.5/5

Đánh giá

993

Theo Dõi

3.353

Nhận xét

Quyền lực biển thực sự là một tác phẩm nổi bật dành cho những độc giả muốn tìm hiểu tầm ảnh hưởng của các đại dương đối với sự thịnh-suy, hưng-vong của các quốc gia và dân tộc trên thế giới. Được chấp bút bởi một trong những đô đốc được ngưỡng mộ nhất trong thế hệ của ông, và cũng là đô đốc duy nhất giữ chức Tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh NATO, Đô đốc James G. Stavridis đã có một hành trình đáng chú ý qua tất cả các vùng biển quan trọng nhất trên thế giới, mang lại cho chúng ta một góc nhìn đa chiều về các đại dương, sức mạnh hải quân định hình vận mệnh của các quốc gia và hình thành nên thế giới mà chúng ta đang sống ngày nay cũng như thế giới mà chúng ta sẽ sống trong tương lai. Bên cạnh đó, Quyền lực biển còn là một biên niên sử thú vị về hải quân, cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về những cuộc giao tranh vĩ đại trên biển, từ Trận Salamis, Hải chiến Lepanto, Trận chiến Đại Tây Dương cho tới các cuộc xung đột tàu ngầm trong Chiến tranh lạnh. Ông cũng đưa ra những phân tích hết sức nhạy bén về các địa điểm có khả năng xảy ra các cuộc xung đột hải quân lớn trong tương lai, đặc biệt là Bắc Băng Dương, Đông Địa Trung Hải và Biển Đông. **** QUYỀN LỰC BIỂN Lịch sử và địa chính trị của các đại dương trên thế giới Omega Plus phát hành *** Trung Quốc cũng quyết tâm đối mặt với phía tây và đường biên giới trên bộ. Tại sao? Vì đó là mối đe dọa chính đối với họ chứ không phải là từ Thái Bình Dương. Họ đã từng đúng khi coi những mối nguy hiểm lớn đang hiện hữu đối với nền văn minh của mình đến từ thảo nguyên châu Á (do đó, họ đã xây Vạn Lý Trường Thành), và ở mức độ nào đó cũng đến từ sự xâm nhập của nền văn minh châu u thông qua thương mại và can dự. Trung Quốc từng nỗ lực và đã thất bại trong việc thống trị đại dương trong những chuyến đi biển đầy ấn tượng của Trịnh Hòa vào thế kỷ XV. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga đều dần tự coi mình là cường quốc Thái Bình Dương, và khu vực này còn bao gồm một loạt các quốc gia năng động khác bao gồm Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Canađa, Mêhicô, Inđônêxia, Côlômbia và Chilê. Gần một nửa các hoạt động thương mại trên thế giới diễn ra dọc vành đai Thái Bình Dương. Và đây mới chỉ là bắt đầu, đặc biệt là khi Ấn Độ đã bắt đầu can dự vào Thái Bình Dương theo những cách rất đáng chú ý. Những Tù Nhân Của Địa Lý “Khi chúng ta đang vươn tới những vì sao, chính bởi những thách thức đặt ra phía trước mà chúng ta có lẽ sẽ phải chung tay để ứng phó: du hành vào vũ trụ không phải với tư cách người Nga, người Trung Quốc hay người Mỹ, mà là những đại diện của nhân loại. Nhưng cho đến nay, mặc dù đã thoát khỏi sự kìm hãm của trọng lực, chúng ta vẫn đang bị giam giữ trong tâm trí của chính mình, bị giới hạn bởi sự nghi ngờ của mình về ‘kẻ khác’, và do đó bởi cuộc cạnh tranh chính yếu về tài nguyên. Phía trước chúng ta còn cả một chặng đường dài.”Người Nga vẫn sẽ lo âu dõi mắt về phía tây, nơi có dải đất vẫn còn là bình nguyên, dễ bị xâm nhập; Ấn Độ và Trung Quốc vẫn sẽ bị cách ngăn bởi dãy Himalaya sừng sững, và địa lý sẽ xác định bản chất của những cuộc xung đột giữa hai nước trong tương lai, bất chấp sự phát triển của công nghệ và quân sự; “Đại gia đình châu Âu” đói khát năng lượng, bị phụ thuộc vào những đường ống dẫn dầu từ Nga, và do đó họ không thực sự có nhiều lựa chọn trên bàn đàm phán; sự suy yếu của Hoa Kỳ trong vị thế một siêu cường số một dường như đã bị thổi phồng quá mức, nếu xét tới những lợi thế địa lý mà nước này đã dày công gây dựng…Và còn rất nhiều dẫn chứng cho thấy vai trò then chốt của các nhân tố địa lý trong bối cảnh chính trị hiện đại. Nhân loại đang trên đường hiện thực hóa giấc mơ vươn vào không gian. Nhưng Tim Marshall vẫn xác quyết rằng: “Các nhân tố địa lý vốn đã góp phần xác định lịch sử đa phần sẽ tiếp tục xác định tương lai của chúng ta”, và rằng: “Địa lý vẫn luôn luôn là một loại nhà tù định nghĩa một quốc gia là gì, hoặc có thể là gì, và là một nhà tù mà các nhà lãnh đạo thế giới thường phải nỗ lực để thoát ra”.Hay nói cách khác, theo luận điểm của Tim Marshall, thì một thế kỷ nữa kể từ bây giờ, nhân loại vẫn sẽ là “những tù nhân của địa lý”.“Một suy ngẫm cốt lõi và chi tiết về những động lực địa chính trị tồn tại trên toàn cầu.” – Tiến sĩ Sajjan M. GohelTÁC GIẢ:Tim Marshall là ký giả người Anh với hơn 25 năm kinh nghiệm về tin tức đối ngoại. Ngoài vai trò ký giả và biên tập viên, Marshall còn là nhà bình luận khách mời về các sự kiện thế giới cho BBC, Sky News. Prisoners of Geography là một trong năm cuốn sách của ông đều nằm trong danh sách bán chạy của The New York Times, và được xuất bản ra nhiều thứ tiếng.“Nói nhanh cho vuông, đây là một trong những cuốn sách hay nhất về địa chính trị bạn có thể tưởng tượng: đọc nó cũng giống như một nguồn ánh sáng rọi vào tâm trí bạn… Marshall có cái đầu mạch lạc, sáng suốt và sở hữu một năng lực gần như thần bí là có thể làm cho bức tranh toàn cảnh trở nên dễ hiểu và mạch lạc… Cuốn sách này, bao quát một chủ đề phức tạp như vậy, thật kinh ngạc là tôi đã không thể buông cuốn sách cho tới khi đọc xong… Tôi không thể tìm ra một cuốn sách nào khác có thể giải thích tình hình thế giới hay hơn.” – Nicholas Lezard, Evening StandardGiá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Alphabooks

Nhà xuất bản

NXB Thế giới

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan