Sách - Nhập Môn Triết Học
Sách - Nhập Môn Triết Học
Sách - Nhập Môn Triết Học
Sách - Nhập Môn Triết Học
Sách - Nhập Môn Triết Học
Sách - Nhập Môn Triết Học
1 / 1

Sách - Nhập Môn Triết Học

5.0
1 đánh giá

Sách - Nhập Môn Triết Học Tác giả: Đỗ Minh Hợp Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Đơn vị phát hành:  Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Ngày xuất bản:2011 Số trang :340 Kích thước 19 x 27 cm Loại bìa: Mềm Nội dung : Thời gian cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX l

70.000₫
-2%
68.600
Share:
SACH32

SACH32

@sach32
4.8/5

Đánh giá

984

Theo Dõi

2.963

Nhận xét

Sách - Nhập Môn Triết Học Tác giả: Đỗ Minh Hợp Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Đơn vị phát hành:  Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Ngày xuất bản:2011 Số trang :340 Kích thước 19 x 27 cm Loại bìa: Mềm Nội dung : Thời gian cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là thời kỳ diễn ra chuyển biến toàn diện của nền văn minh nhân loại, của toàn bộ trật tự thế giới đã hình thành trước kia. Một trong những xu hướng chuyển biến quan trọng nhất là sự gia tăng chưa từng thấy sức mạnh công nghệ của nhân loại. Một xu hướng khác – toàn cầu hóa đời sống xã hội về các mặt kinh tế, thông tin, chính trị và văn hóa. Cuối cùng, một xu hướng chuyển biến nữa cho thấy sự gia tăng vô tiền khoáng hậu các nhân tố mạo hiểm, các mối nguy hiểm và các thách thức toàn cầu đối với tương lai của toàn bộ nền văn minh nhân loại. Nói cách khác, loài người càng trở nên hùng mạnh hơn, thì tương lai của họ càng trở nên bất định hơn và nguy hiểm hơn. Loài người đã tin tưởng rằng, nền văn minh hiện đại ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn. Và nghịch lý gây thất vọng lớn nhất chính là ở chỗ, nhân tố chủ yếu tạo ra mối nguy hiểm lại là bản thân con người với tư cách cái ác tiềm ẩn, với tư cách thực thể có thiên tố thù hằn, vô trách nhiệm, vô liêm sỉ, không ngần ngại sử dụng mọi phương tiện và khả năng để sát hại đồng loại của mình. Đã đến lúc cần phải thừa nhận rằng, loài người dư thừa của cải vật chất song lại bất lực về phương diện tinh thần, đạo đức. Tồn tại yếu ớt của họ dễ dàng bị phá hủy vào bất kỳ thời điểm nào không những bởi các hậu quả toàn cầu nảy sinh do ác ý của một số kẻ đê tiện, mà còn do tác động của những sai lầm chết người từ phía một nhà chính khách, một doanh nhân, một nhà truyền giáo đánh mất cảm giác hiện thực, của bất kỳ một người nào đó vô ý hay chủ ý truyền bá những giá trị giả dối hoặc không nhận thấy những hạn chế về mặt đạo đức của mình. Như vậy, vấn đề là ở chỗ, quyền lực của các cộng đồng người đối với tự nhiên, đối với các quá trình kinh tế – xã hội và chính trị được kết hợp với sự bất lực trong việc hiểu biết về thế giới nội tâm của con người riêng biệt và trong việc không có khả năng tác động đến thế giới ấy. Các công nghệ hữu hiệu đã được tạo ra nhằm điều khiển ý thức con người, nhằm bắt hành vi của họ phục tùng ý chí của người khác. Song người ta vẫn không thể tạo ra được các thể chế và các cơ chế xã hội góp phần nâng cao phẩm giá đạo đức của con người và chống lại cái ác. Hơn nữa, việc thực hiện các quy tắc đạo đức trên thực tế thường bị coi hoặc là việc xâm phạm các quyền tự do của cá nhân, hoặc là một sự không tưởng giả nhân giả nghĩa. Rốt cuộc là những giá trị và những chuẩn tắc đạo đức dường như bị thủ tiêu tận gốc, hoặc bị coi là ảo tưởng. Bước ngoặt trong phát triển của nền văn minh theo hướng chủ nghĩa phi đạo đức (immoralisme) hiếu chiến là một trong những hệ quả của sự tiến bộ về công nghệ thuần túy ở thời cận đại và ở thời hiện đại. Loài người đã có những phương án đối chọi, nhưng họ đã bỏ qua chúng không chỉ do những nguyên nhân và những kích thích vật chất. Sự khủng hoảng của văn hóa phương Tây đóng một vai trò quan trọng ở đây, nó đã bộc lộ ra ngay ở thế kỷ XIX, đã trở thành nhân tố quyết định đời sống tinh thần

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa mềm

Số giấy phép xuất bản

11 - 2011/CXB/31- 2054/GD

Nhà Phát Hành

Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tên tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

ISBN

8934994055918

Địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Năm xuất bản

2011

Sản Phẩm Tương Tự