Sách - Tâm lý học lâm sàng
GIỚI THIỆU CHUNG Nicolas Bosc, Camille Froidure, Mathilde Gazard và Lương Cần LiêmTÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG LÀ GÌ?1.Định nghĩa tổng quát về Tâm lý họcVề mặt từ nguyên, thuật ngữ “tâm lý học” (psychology) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, là sự kết hợp của “psyché” (tâm hồn) và “lo
Nhà Sách Tri Văn
@nha-sach-tri-vanĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
GIỚI THIỆU CHUNG Nicolas Bosc, Camille Froidure, Mathilde Gazard và Lương Cần LiêmTÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG LÀ GÌ?1.Định nghĩa tổng quát về Tâm lý họcVề mặt từ nguyên, thuật ngữ “tâm lý học” (psychology) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, là sự kết hợp của “psyché” (tâm hồn) và “logos” (khoa học). Tâm lý học, như vậy, có nghĩa là khoa học về tâm hồn, khoa học nghiên cứu tâm trí. Hiện nay, người ta định nghĩa Tâm lý học như một khoa học nhân văn có mục đích diễn giải các hành vi và ứng xử của con người trên cơ sở tâm trí bình thường hoặc bệnh lý. Nói cách khác, mục tiêu nghiên cứu của Tâm lý học là sự phối hợp của tư tưởng, cảm xúc và hành động ở con người.Các hành vi mà Tâm lý học nghiên cứu liên quan đến hai phương diện cụ thể: các hành vi có tính tâm vận động (ví dụ sự phát triển của trẻ nhỏ tùy theo tuổi: tư thế của đầu, bò bằng tứ chi và đi bằng hai chân) và các chức năngtâm lý (ví dụ như sự nhận thức, ngôn ngữ, sự học tập, trí thông minh, tư duy, ký ức, động cơ, cảm xú). Sự mô tả và giải thích khoa học các hành vi này dựa trên một tổ hợp các kỹ thuật nghiên cứu (quan sát, trò chuyện, trắc nghiệ) và các học thuyết (Phân tâm học, Tâm lý học Nhận thức - Hành vi, Tâm lý học Xuyên văn hó) mà chúng ta sẽ đề cập sau. Lịch sử và nguồn gốc của Tâm lý học Lâm sangTừ “lâm sàng” (clinique trong tiếng Pháp hay clinical trong tiếng Anh) bắt nguồn từ từ “cliné” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “giường”. Từ này được dùng từ lâu trong Y học, để chỉ sự thăm bệnh của bác sỹ tại giường bệnh của bệnh nhân; nhờ có sự thăm bệnh lâm sàng này mà bác sỹ chẩn đoán và cho y lệnh điều trị. Là một nhánh của Tâm lý học, một cách tổng quát, Tâm lý học Lâm sàng có mục tiêu nghiên cứu sâu xa các quá trình tâm trí của một cá nhân từ các hành vi bình thường đến bệnh lý; tiến trình này được thực hiện thông qua việc tiếp cận, gặp gỡ với cá nhân, dựa trên các trường hợp cụ thể, bằng các phương pháp chuyên biệt. Những người khởi xướng Philippe PINEL (1745-1824) Pinel được xem như người khai sinh ra Tâm lý học Lâm sàng. Ông đã tháo gỡ xiềng xích cho cái gọi là “người điên”, “người loạn trí” để áp dụng phương pháp điều trị tâm lý. Là người đưa các yếu tố lâm sàng và nhân văn vào Tâm thần học, ông chứng minh rằng để giúp bệnh nhân khỏi bệnh, thay vì xem họ như người loạn trí, các cán bộ y tế cần xem họ như những người cần được trợ giúp, từ đó can thiệp dựa trên sự thấu hiểu và quan tâm nhằm giúp đỡ và khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Phương pháp lâm sàng đầu tiên mà Philippe PINEL phác họa là phương pháp dựa vào sự quan sát bệnh nhân. Pierre JANET (1859-1947) Ông là bác sỹ tâm thần đầu tiên nhắc đến Tâm lý học Lâm sàng (trong cuốn Névroses et idées fixes, Paris: Alcan, 1898). Theo ông, các bác sỹ phải dùng Tâm lý học Lâm sàng để chữa các bệnh tâm thần. Ông chú ý phân tích và quan sát các trường hợp lâm sàng của từng cá nhân cụ thể để tìm hiểu sâu hơn về bệnh lý học. Lightner WITMER(1867-1956) Nhà tâm lý học người Mỹ này, vào năm 1896, là người đầu tiên giới thiệu các thuật ngữ tâm lý học lâm sàng và phương pháp lâm sàng. Ông thành lập tại Pennsylvania Phòng khám tâm lý (Psychological Clinic) đầu tiên trên thế giới chuyên chăm chữa cho trẻ em có vấn đề về sức khỏe tinh thần. Ông cũng là người sáng lập ra tạp chí cùng tên. Sigmund FREUD (1856-1939) Freud chỉ dùng từ tâm lý học lâm sàng có một lần duy nhất trong bức thư gửi đến FLIESS (1858-1928) vào năm 1899. Ông không nhắc đến khái niệm này vì theo ông, tâm lý học lâm sàng phụ thuộc trực tiếp vào sự quan sát bệnh nhân, trong khi dù rằng có dựa trên lâm sàng (ở khía cạnh tiếp cận trực tiếp với bệnh nhân), Phân tâm học mời gọi sự lắng nghe của vô thức để suy đoán các triệu chứng. Freud là người có ảnh hưởng nhiều đến các học thuyết lâm sàng và các kỹ thuật trị liệu. Ngày nay, nhiều nhà lâm sàng vẫn tham khảo Phân tâm học. 2) Mục lục Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG LÀ GÌ? 1.2. TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG Ở VIỆT NAM Chương 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI TÂM LÝ LÂM SÀNG 2.1. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ SƠ SINH 2.2. TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN TRẺ EM 2.3. TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN VỊ THÀNH NIÊN 2.4. TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Chương 3. TÂM BỆNH HỌC 3.1. TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM 3.2. TÂM BỆNH HỌC VỊ THÀNH NIÊN 3.3. TÂM BỆNH HỌC NGƯỜI LỚN Chương 4. TÂM LÝ HỌC Y HỌC 4.1. Khái quát về tâm lý học Y học 4.2. Mối quan hệ giữa cán bộ y tế và bệnh nhân 4.3. các kiểu gắn bó mẹ - Con và ứng dụng trong Nhi khoa 4.4. Thông báo chẩn đoán tới bệnh nhân 4.5. Phản ứng tâm lý của bệnh nhân và gia đình trước căn bệnh 4.7. Ứng phó với cơn đau của bệnh nhân Chương 5. ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ 5.1. Khái quát về đánh giá tâm lý 5.2. KHÁI QUÁT VỀ Các trắc nghiệm tâm lý 5.3. Đánh giá - Thăm khám tâm lý trẻ sơ sinh: Giới thiệu thang Brunet-Lézine 5.4. Đánh giá - Thăm khám tâm lý trẻ em và vị thành niên 5.5. Đánh giá-thăm khám tâm lý người trưởng thành Chương 6. TRỊ LIỆU TÂM LÝ 6.1. KHÁI QUÁT VỀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ 6.2. CÁC TRƯỜNG PHÁI CHÍNH CỦA TRỊ LIỆU TÂM LÝ 6.3. CÁC HÌNH THỨC VÀ KỸ THUẬT TRỊ LIỆU TÂM LÝ PHỔ BIẾN KHÁC 6.4. CÁC TRUNG GIAN HAY PHƯƠNG TIỆN TRỊ LIỆU 6.5. TRỊ LIỆU TÂM LÝ THEO LỨA TUỔI Chương 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG 7.1. THẾ NÀO LÀ MỘT NGHIÊN CỨU TRONG TÂM LÝ HỌC? 7.2. SOẠN THẢO DỰ ÁN NGHIÊN CỨU 7.3. MỘT SỐ CÔNG CỤ THU THẬP DỮ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG Chương 8. TÀI LIỆU, CÁC MẪU GIẤY TỜ CỦA NHÀ TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG 8.1. VĂN BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ QUY TẮC HÀNH NGHỀ CỦA NHÀ TÂM LÝ LÂM SÀNG 8.2. CÁC MẪU GIẤY TỜ MÀ NHÀ TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG CẦN CÓ Chương 9. TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH LIÊN VĂN HÓA 9.1. Tình hình sức khỏe tinh thần ở Việt Nam 9.2. Hoạt động truyền tải và trao đổi kiến thức giữa các nhà tâm lý lâm sàng Việt Nam và quốc tế TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC TÁC GIẢ Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành
NXB Tri Thức
Loại bìa
Bìa mềm
Số trang
352
Nhà xuất bản
Nhà Xuất Bản Tri Thức
Sản Phẩm Tương Tự
Sản Phẩm Liên Quan
Combo Trọn Bộ Sách PoMath - Toán Tư Duy Cho Trẻ Em 4-6 Tuổi (6 cuốn)
386.100₫
Đã bán 12