Sen thơm nắng hạ quê mình
1 / 1

Sen thơm nắng hạ quê mình

5.0
11 đánh giá
127 đã bán

QUẢ TRỨNG (Thay lời tựa) Tôi rời Quảng Ngãi, nơi tôi sinh ra, sau khi học xong lớp Nhì (lớp Bốn bây giờ) tại trường huyện Bình Sơn, một trường tiểu học lớn, đẹp, bề thế mà cha tôi là hiệu trưởng. Tôi mang theo nhiều kỷ niệm của thời mười tuổi, từ ghe thuyền neo bến tr

100.800₫
-24%
77.000
Share:
Sách Khai Tâm

Sách Khai Tâm

@sach-khai-tam
4.8/5

Đánh giá

620

Theo Dõi

1.783

Nhận xét

QUẢ TRỨNG (Thay lời tựa) Tôi rời Quảng Ngãi, nơi tôi sinh ra, sau khi học xong lớp Nhì (lớp Bốn bây giờ) tại trường huyện Bình Sơn, một trường tiểu học lớn, đẹp, bề thế mà cha tôi là hiệu trưởng. Tôi mang theo nhiều kỷ niệm của thời mười tuổi, từ ghe thuyền neo bến trên sông Trà Bồng trước mặt nhà, những hồi hộp đầu tiên về tình yêu đọc trong tủ sách tiểu thuyết của cha tôi, cho đến khí thế hào hùng của đội nhi đồng văn hóa đã cùng tôi đi khắp xóm làng hát bể phổi để thúc giục thanh niên “xếp bút nghiên” xông vào Nam khi quân Pháp đổ bộ, mở đầu chiến tranh sau ngày độc lập. Tôi rời đứa bé khi nó bắt đầu đến tuổi con trai, biết mơ mộng. Nhưng tôi bị hạ chức thay vì được thăng chức như cha tôi. Từ trường huyện, cha tôi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường tỉnh Quảng Trị, chức vị trí thức cao nhất tỉnh, vì suốt cả miền Trung lúc đó - trừ Vinh - không có trung học, muốn học thêm phải khăn gói vô Huế. Nhưng tình hình lúc đó đã khó khăn, chiến tranh đe dọa, kinh tế héo hon, cha tôi không thuê nổi nhà trên tỉnh để ở với gia đình, đành chuyển chúng tôi về làng Bồ Bản, quê của mẹ tôi, nơi ông ngoại tôi cho mượn một căn nhà tranh vách đất để tá túc. Tôi bị hạ chức làm cậu học trò nhà quê, học trường làng, con gái không có được một đứa hoa lá cành trong lớp, con trai vừa lo kiếm cỏ cho bò vừa lo kiếm chữ. Trước, tôi đi học trên xe đạp của cha tôi, học trò dọc đường cái ngã mũ chào ông hiệu trưởng, tưởng như chào cả mình. Bây giờ, tôi lủi thủi chân đất, dọc theo bờ ruộng, một bờ, một bờ, lại một bờ, để đến trường, leo teo mái tranh năm lớp, không thấy đâu là cô giáo xinh đẹp đã dạy mình đọc thơ. Nhưng rất nhanh, tôi yêu làng Bồ Bản, quê ngoại của tôi. Một phần vì bất cứ cái gì liên quan đến mẹ tôi, tôi đều yêu. Một phần vì làng ngoại của tôi rất đẹp. Ở đâu có sông, ở đấy có cảnh, có tình. Mà khúc sông Thạch Hãn chảy qua làng tôi thì nước trong, bờ phẳng, màu xanh uốn lượn giữa trời đất mênh mông. Mơ mộng, tôi thường nhìn qua bên kia sông mà tưởng tượng vó ngựa của chúa Nguyễn Hoàng khi mới vào Ái Tử. Từ đây, chúa mở nước vào Nam, tôi dẫm lên vết chân của những người mở nước, dựng làng. Con đường đất lớn nhất nằm giữa làng, cạnh nhà tôi, được hai hàng tre cao đứng chầu hai bên, tỏa bóng râm xuống bờ vai, ríu rít tiếng chim từ sáng sớm, đong đưa ru gió trưa hè. Cách đó không xa là ruộng, hết màu xanh nỏn của mạ là vàng ối của lúa trĩu cành, thơm như tóc của mẹ tôi. Tôi bắt đầu kết bạn với lũ chăn trâu, học cưỡi trâu lội qua sông, cắt cỏ từ xa khi hạn hán, gọi con nghé sẩy đàn về chuồng, tưởng mình cũng có thể sống như vậy, không đi học cũng vui. Nhưng tôi ở với làng không lâu. Học lớp Nhất chưa được nửa năm thì chiến trận lan đến gần kề. Buổi học cuối cùng của tôi diễn ra ngắn gọn. Thầy giáo chỉ nói một câu, giọng bình thường như chẳng có gì xúc động: “Trường đóng cửa bắt đầu từ hôm nay vì có lệnh tản cư”. Học trò cũng chẳng đứa nào ngạc nhiên hỏi han gì, chỉ xếp tập vở. Mà có gì để ngạc nhiên: tin lính Tây bao vây càn quét đã dội về làng từ cả tuần rồi, ngoài đường, dọc theo bờ nương, du kích đã lom khom đặt đường dây, lũ chăn trâu cho biết là dây mìn. Chúng nó chả sợ gì, chỉ thích. Mà đúng vậy, vì thầy giáo nói thêm một câu trước khi đóng cửa lớp: “Đừng đi qua phía bên kia cầu vì cầu đã đặt mìn”. Tôi cũng vậy, ra về chẳng xúc động gì, chỉ lo cho mẹ tôi, lương tiền cạn, nuôi chúng tôi bằng cái gì đây. Từ cả năm rồi, lương cha tôi khi có khi không, có cũng như không vì chưa tiêu đã hết. Cả mấy năm trước đó, trong thời Nhật chiếm đóng, bát cơm trong nhà tôi đã nhiều khoai sắn hơn cơm. Tôi nghĩ cuộc đời học trò của tôi ngang đây là chấm dứt, đứa con cả trong gia đình bỏ học giúp cha mẹ là chuyện bình thường, xung quanh tôi không hiếm. Nhưng tôi không thất học, lại còn khám phá ra một chân lý mới: có thể có nhà trường mà không cần thầy giáo. Nhà trường mới của tôi là tủ sách của cha tôi. Vừa giúp mẹ tôi làm những việc lặt vặt để kiếm thêm chút tiền, tôi vừa ngốn hết sách, từ sách giáo khoa cho đến văn học, tiểu thuyết, từ cổ học Chiến Quốc, Xuân Thu đến Phạm Quỳnh Pháp du hành trình nhật ký, mê say có khi quên cả nồi cơm thiếu lửa. Tôi đính hôn với chữ nghĩa văn chương từ ngày ấy, ăn đời ở kiếp với nhau cho đến bây giờ. Nhưng tất cả văn chương kim cổ trong tủ sách của cha tôi vẫn không làm tôi hiểu được một lá thư viết như ru. Vài ngày sau khi trường đóng cửa, bỗng có người trao cho tôi một bức thư tay của một anh bạn cùng lớp, lớn hơn tôi ba bốn tuổi. Tôi nhỏ nhất lớp, ngồi bàn đầu, anh lớn nhất lớp, ngồi bàn cuối, chưa hề tiếp xúc chuyện trò làm thân. Chắc anh đã bỏ học nhiều năm, bây giờ đi học lại và học giỏi, làm luận rất hay, bài văn nào cũng được thầy cho đọc trước lớp. Mỗi lần đọc văn như thế, tôi nhìn anh với kính phục. Hình như anh đáp lại ánh mắt của tôi với cái nhìn trìu mến. Anh đi ngang qua tôi, đặt tay vào vai, bấm nhẹ. Trong gia tài văn chương của tôi có những bài luận của anh. Nhưng giữa anh với tôi, khoảng cách xa quá, không phải chỉ vì tuổi tác mà còn vì nhiều cái khác, mơ hồ: tôi trắng trẻo, anh sẫm màu lao động, tôi tuy thiếu cơm nhưng hơi hướng vẫn tiểu tư sản, anh bộ tịch nông dân tuy chưa hẳn là bần cố. Tôi đọc thư anh, từ trang đầu đã nghe giọng văn của anh trong lớp, câu văn du dương không thua gì tiểu thuyết, anh tả cảnh hoàng hôn dơi bay, trăng khuya mờ nhạt, con chim cu thiết tha gọi bạn giữa trư toàn những cảnh bâng khuâng bảng lảng gợi nhung nhớ thương cảm vu vơ. Bỗng câu cuối kết luận làm tôi giật mình: “Nhớ bạn lắm bạn ơi, giá lúc này được cầm tay bạn cho đỡ nhớ”. Cả đời tôi cứ tự hỏi: ấy là viết văn để viết văn, viết văn như một nhu cầu, viết văn cho nữ thần nghệ thuật, hay đó là bức thư tình máu thịt với một người có thịt có xương? Câu hỏi càng ngày càng hợp với thời đại, nhưng tôi cứ để bỏ ngõ, việc gì mà phải trắng đen phân minh để mất đi cái hương vị của một thứ tình đầu? Nhưng đó cũng chưa phải là chuyện để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi từ thuở học trò nhà quê cho đến bây giờ. Chuyện khác: Vài tuần trước đó, một buổi trưa nắng chang chang, tôi đi học về trễ. Từ trường về nhà, tôi phải đi qua một chợ làng, có thể gọi là phố chợ, tuy phố chỉ thưa thớt vài căn nhà ngói và một dãy quầy hàng bán đủ thứ tạp hóa. Chừng ấy thôi, nhưng sao các chị ngồi sau quầy có vẻ “tư sản” thế, vòng vàng, nhẫn lóng lánh ngón tay, áo thêu, môi đỏ, khiến mình càng cảm thấy bị tụt hậu giai cấp. Khi tôi đi qua thì chợ đã tàn, quầy hàng im vắng, chỉ có mặt trời với bóng tôi. Bỗng tôi nghe tiếng ai gọi tên tôi ở đằng sau. Tôi ngoảnh lui: Trời ơi, chị Xít! Chị là con bác tôi, chưa hề rời khỏi làng Thế Chí, quê nội của tôi tận Huế Thừa Thiên, sao bây giờ chị lưu lạc nơi đây? Bác tôi sinh ra một bầy con, chị là con thứ sáu, bác tôi chơi ngẳng, đặt tên Tây là Six, khai sinh tiếng Việt là Xít luôn, nghe không êm tai, chị bực lắm. Bác tôi làm chức sắc trong làng, bị Việt Minh giết. Anh con trai thứ hai của bác, tất nhiên là anh Đơ, theo Việt Minh, nhập ngũ từ những ngày đầu, bị Tây bắn, bây giờ là liệt sĩ. Bác tôi mất, mặt trận súng nổ, con cái mồ côi tán loạn tứ phương, ai đưa chị Xít đến phố chợ xa lắc này? Từ đàng sau chị chạy đến, tay cầm một vật gì trắng trắng. Chị đưa cho tôi: Một quả trứng! Một quả trứng luộc! Chưa bao giờ trong đời tôi được ăn nguyên một quả trứng. Chị bóc một nửa vỏ, nói: “Ăn đi!” Tôi cắn. Giữa trưa nắng, cả người tôi như ngây dại trong khoái lạc chưa từng có. Cho đến bây giờ, không một lần nào ăn trứng mà tôi không nghĩ đến chị Xít. Buổi trưa ấy, phố chợ ấy, cái hạnh phúc vô biên được cắn vào quả trứng đầu tiên ấy sẽ theo tôi cho đến tận mồ. ›{š Là bởi vì quả trứng của tôi không phải chỉ là kỷ niệm. Bởi vì nó chính là tôi. Tôi từ quả trứng nhà quê ấy mà nở thành tôi ngày nay, từ cậu học trò nghèo hèn mũi ngửi phân bò mà tôi chưa bao giờ từ giã. Tôi là thế ấy, đã ở trong hoàn cảnh thế ấy, ngất ngây thế ấy. Tôi đã lớn lên, tôi đã trưởng thành, tôi đã thành tôi ngày nay là từ cái hạnh phúc nghèo nàn, tầm thường của quả trứng phố chợ ấy mà ra. Cho nên tôi chưa bao giờ thấy mình gần gũi giới giàu sang. Cho nên tôi thấy mình đã từ trong trứng xa lạ với quyền quý, danh vọng. Cho nên tôi yêu, như đã yêu từ trong trứng, mọi cái tầm thường. Cho nên tôi thấm đạo. Hạnh phúc, đâu phải tìm ở đâu xa. Nó ở ngay nơi mọi cái tầm thường xung quanh tôi. Và nếu mọi cái tầm thường làm nên cái hằng ngày của ta, thì ngày nào chẳng là hạnh phúc? Tôi đã thấm cái chất sống ấy từ những ngày hương đồng gió nội với sách vở của cha tôi chăng? Từ ấy, cái màu trắng, cái màu vàng, sợi tơ lông óng ả đầu tiên đã kết tụ trong quả trứng ấy chăng? Một đứa bé nhà quê đã từng biết mót khoai, cắt rạ, không bao giờ dẫm chân trên đất lạ mà không thấy chân mình tương tư mùi đất ruộng ấm lạnh một thời. Tôi tương tư làng tôi. Tôi tương tư nước tôi. Càng già, càng trở về với quả trứng. Càng thấy mình mắc nợ với đứa bé ngày xưa, với gốc gác của nó. Một món nợ không trả được vì nó đã cho mình tất cả, từ trái tim đến máu thịt. Nó cho cả hơi thở, vì đôi lúc một làn gió vô tình thoảng vào mũi mùi gì như mùi lúa nảy đòng đòng. Xa làm sao được quê hương? Xa xôi, lữ thứ, cuối đời nghĩ lại quả trứng ngày xưa, cái hạnh phúc vô biên được cắn vào quả trứng đầu tiên trong đời nghèo khó, mơ màng tưởng như cắn cả buổi trưa, cắn cả phố chợ, cắn cả nguồn cội, cắn cả quê hương. Tạ ơn quả trứng, tạ ơn cái đầu tiên, gìn vàng giữ ngọc, suốt đời chỉ có chút chữ nghĩa này.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

Công ty TNHH Văn Hóa Khai Tâm

Ngày xuất bản

2020-12-24 15:54:35

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

240

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Tri Thức

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan