Hạt giống Ớt Bàn Đào mix màu F1
👌👌 HẠT GIỐNG ỚT BÀN ĐÀO 👌👌 - Gồm 35 hạt. - Ớt bàn đào trưởng thành cao khoảng 30-50cm, cho nhiều quả có màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, xanh, cam... - Sau khi gieo hạt ớt khoảng 7-15 ngày, hạt ớt sẽ nảy mầm. 80 ngày là khoảng thời gian cần thiết để cây cho ra quả và t
Hạt Giống Nhập Khẩu F1
@tunglam964Đánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
👌👌 HẠT GIỐNG ỚT BÀN ĐÀO 👌👌 - Gồm 35 hạt. - Ớt bàn đào trưởng thành cao khoảng 30-50cm, cho nhiều quả có màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, xanh, cam... - Sau khi gieo hạt ớt khoảng 7-15 ngày, hạt ớt sẽ nảy mầm. 80 ngày là khoảng thời gian cần thiết để cây cho ra quả và thu hoạch. Hướng dẫn trồng ớt 1. Thời vụ trồng ớt: Ớt có thể trồng được 3 vụ trong năm: Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 - 9, thu hoạch từ tháng 12 - 1 dương lịch. Vụ chính (Đông Xuân): Gieo hạt tháng 10 - 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch. Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch. 2. Chuẩn bị đất: Làm đất tơi xốp trước khi cho vào chậu trồng, để cây ớt sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất, bạn nên bón lót 1 chút super lân, phân NPK, Calcium nitrat. Ngoài ra, bạn nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới. 3. Gieo trồng: Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng. 4. Chăm sóc: - Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt. - Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo. - Bón phân: Phân nên chia làm 4 lần bón: Lần 1: 20 - 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat. Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 - 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat. Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali, 10 - 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat. Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat. Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo. 5. Thu hoạch: Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng.