Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 05-2024
1 / 1

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 05-2024

0.0
0 đánh giá
10 đã bán

Số 5-2024: Thách thức thương mại hàng hóa 2024 (KTSG) – Năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 683 tỉ đô la Mỹ, giảm 6,6% so với năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 355 tỉ đô la Mỹ, giảm 4,4%. Tuy nhiên, nhờ nhập kh

25.000
Share:
Saigon Times Group

Saigon Times Group

@saigon-times-group
5.0/5

Đánh giá

24

Theo Dõi

23

Nhận xét

Số 5-2024: Thách thức thương mại hàng hóa 2024 (KTSG) – Năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 683 tỉ đô la Mỹ, giảm 6,6% so với năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 355 tỉ đô la Mỹ, giảm 4,4%. Tuy nhiên, nhờ nhập khẩu hàng hóa giảm nhiều hơn – đến 8,9%, nên cán cân thương mại hàng hóa vẫn đạt thặng dư kỷ lục 28 tỉ đô la Mỹ. Năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sẽ đứng trước những thách thức gì? Để quy định không bị trùng lắp (mục Ý kiến): Khi soạn thảo Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến đưa quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp vào luật với lý do đây là cách để minh chứng một người đủ điều kiện hành nghề giáo viên. Nghe qua thì rất hợp lý, tuy nhiên vấn đề ở đây là làm sao các yêu cầu như thế không bị trùng lắp để khỏi lãng phí công sức của xã hội. Càng làm càng lỗ vì định mức, đơn giá bất cập (An Nhiên): Các bộ – đặc biệt là Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải và địa phương (nhất là những tỉnh, thành có dự án, công trình trọng điểm), phải nhanh chóng vào cuộc tháo gỡ những vướng mắc hiện nay về định mức xây dựng. Nếu cứ để doanh nghiệp “càng làm càng lỗ” sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án hạ tầng. Câu hỏi đúng cho “nguồn lực vàng” kiều hối (Hoàng Hạnh): “Vấn đề không chỉ là làm sao khai thác được nguồn lực đó một cách hiệu quả hơn. Câu hỏi đặt ra là chúng ta cần làm gì để có thể thu hút nhiều hơn nguồn kiều hối về Việt Nam”, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế tài chính trao đổi với tạp chí Kinh tế Sài Gòn. “Căn bệnh Hà Lan” trong việc nhận kiều hối và trường hợp Việt Nam (Nguyễn Phúc Cảnh): Tùy mỗi trường hợp với đặc tính nội tại của nền kinh tế quốc gia, hướng đi của dòng tiền kiều hối và khả năng hấp thụ của nền kinh tế mà tác động của kiều hối dường như có khác biệt. Thách thức thương mại hàng hóa 2024 (Triệu Minh): Mối lo ngại lớn nhất là hoạt động thương mại hàng hóa toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nguy cơ xung đột quân sự lan rộng. Triển vọng thương mại năm 2024 phụ thuộc nhiều vào Mỹ (Phan Đình Mạnh): Tình hình giá cả các mặt hàng cơ bản như lương thực và năng lượng trong những tháng cuối năm 2023 trở nên ổn định hơn và lãi suất cũng dễ thở hơn. Điều này cùng với các diễn biến khác liên quan đến bầu cử ở Mỹ và các chính sách kinh tế tiếp theo sẽ là các nguyên nhân chi phối các chỉ số kinh tế, thương mại và đầu tư năm 2024. Quản lý ngân hàng thuần số – góc nhìn từ bên ngoài (Nguyễn Ngọc Phương Hồng – Lưu Minh Sang): Ngân hàng thuần số nổi lên như một xu thế toàn cầu và đặt ra nhiều thử thách đối với khung pháp lý và hoạt động quản lý nhà nước của nhiều quốc gia. Nước Mỹ lo ngại bị nước ngoài thâu tóm đất nông nghiệp (Ricky Hồ): Nhà đầu tư nước ngoài hiện sở hữu hơn 3% đất nông nghiệp ở Mỹ. Có ít nhất 24 tiểu bang có luật hạn chế các thực thể nước ngoài mua đất nông nghiệp, với lý do chính là bảo đảm an ninh quốc gia và an toàn lương thực. Dòng tiền ảm đạm trước Tết Nguyên đán! (Thanh Thủy): Thời điểm cận Tết Nguyên đán, dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân thường có xu hướng rút ra hoặc hoạt động chậm lại để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu khác. Chứng khoán tháng 2 – chờ một nhịp chỉnh? (Triêu Dương): Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục đi lên mạnh mẽ trong tháng 1-2024, với điểm sáng dẫn dắt ở nhóm cổ phiếu ngân hàng. Nhà đầu tư có thể kỳ vọng gì ở diễn biến trong tháng 2, khi áp lực điều chỉnh đang tăng dần? Chia cổ tức bằng tiền mặt – chất xúc tác hỗ trợ giá cổ phiếu “vua”! (Linh Trang): Với kết quả kinh doanh khá tích cực trong quí 4-2023 cũng như cả năm 2023, một số ngân hàng đang lên kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Phân tích chiến lược đầu tư của các quỹ năm 2023 (Lê Hoài Ân – Cổ Vạn Tấn): Bằng chiến lược năng động, các quỹ đầu tư lớn trong năm qua ghi nhận kết quả sinh lời vượt trội hơn so với VN-Index. Việc phân tích các chiến lược của các quỹ đầu tư trong phân bổ danh mục giúp chúng ta có thêm góc nhìn để ra quyết định đầu tư trong năm 2024. Ứng dụng sáng tạo hình ảnh con rồng (Nguyễn Hoàng Nam): Kể từ khi ra đời, công nghệ AI đã thay đổi và định hình lại sự phát triển của nhiều ngành, nghề, trong đó có thiết kế sáng tạo. Mối quan hệ Keynes – Leontief trong nền kinh tế Việt Nam (Bùi Trinh): Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, câu hỏi đặt ra là các nhân tố của cầu cuối cùng (bao gồm tiêu dùng cuối cùng, đầu tư, xuất khẩu) lan tỏa thế nào đến giá trị sản xuất và đặc biệt là giá trị tăng thêm? Lõi kinh tế dựa vào nông nghiệp (Nguyễn Văn Sánh): Khi bàn về vai trò nông nghiệp trong nền kinh tế, rất khó để tìm ra sự đồng thuận giữa các nhà lập chính sách cũng như các quốc gia trên thế giới do sản phẩm và lĩnh vực nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của mỗi nước liên quan đến an ninh lương thực; khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn; bảo vệ môi trường; ổn định xã hội và chính trị. AI trong thế giới nghệ thuật (Thiên Kim): Trí tuệ nhân tạo đang ngày càng trở thành một phần không thể phủ nhận trong thế giới nghệ thuật. Gần đây, một nghiên cứu của ba nhà khoa học thuộc Đại học Vienne lại góp phần khẳng định điều này. Chia sẻ thông tin cá nhân với Chatbot có an toàn không? (Ngọc Thanh): Có nhiều lý do để thận trọng khi chia sẻ thông tin tài chính và sức khỏe trong các cuộc trò chuyện với chatbot AI. Luôn có nguy cơ thông tin bạn chia sẻ sẽ bị lộ theo một cách nào đó. Thương mại điện tử: nghịch lý các đơn hàng từ Trung Quốc: giao hàng nhanh, cước vận chuyển rẻ (Võ Duy Nghi): Người tiêu dùng Việt Nam những năm gần đây có khuynh hướng muốn đặt mua hàng trực tuyến từ Trung Quốc hơn so với mua hàng trong nước vì được nhận hàng nhanh và cước vận chuyển rẻ. Đây là một nghịch lý có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam. Doanh nghiệp kỳ vọng một năm Giáp Thìn tươi sáng (Huỳnh Ngọc Như): Dù còn nhiều khó khăn phía trước nhưng với bản lĩnh vốn có của doanh nhân, những người điều hành, đứng đầu doanh nghiệp vẫn không ngừng kỳ vọng cũng như vạch ra kế hoạch kinh doanh mang gam màu tươi sáng cho năm 2024. Con đường dài gia nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu (Yên Minh): Cục Công nghiệp cho biết, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp hạ nguồn, trong đó có một số ngành như công nghiệp năng lượng, các ngành công nghiệp về cơ khí chính xác cũng như một số ngành cơ khí chế tạo để đảm bảo cho công nghiệp hỗ trợ có điều kiện phát triển. Điều này sẽ thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án quy mô lớn tại Việt Nam. Dệt “mạng” logistics cho ngành bán lẻ (Tâm Phạm): Đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc ngày càng rút ngắn thời gian và chi phí giao hàng quốc tế và điều này buộc cả nhà bán lẻ và doanh nghiệp logistics trong nước phải chuyển mình để tối ưu hóa vận hành. Thấy tranh là thấy Tết (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Nói đến Tết là nói đến tranh dân gian. Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán, người dân mua tranh về dán trên cửa, bàn thờ, tường, xà nhà… hết năm lại bóc bỏ, dán tranh mới. Nay, thú chơi tranh Tết dân gian có xu hướng quay trở lại. Truyện ngắn Haruki Murakami “Chấp nhận mọi thứ một cách nguyên vẹn” (Huỳnh Trọng Khang): Dường như trong kho tàng truyện kể của Haruki Murakami chưa bao giờ thiếu vắng các ý tưởng kỳ dị. Hai tuyển truyện ngắn của ông mới xuất bản ở Việt Nam: Những chuyện lạ ở Tokyo và Sau động đất không thiếu những thứ như khỉ biết nói, vật thể bay không xác định và thường xuyên nhất vẫn là những thị dân cô độc bước đi trên tinh cầu này. Trở về cùng nhau (Minh Lê): Qua làn gió nhẹ, những bông chè trong vườn trải mùi hương êm dịu. Tháng Chạp đang chậm rãi qua, dường như những cội chè ở vùng trung du này cố trỗ cho kỳ hết đợt bông cuối cùng vừa để tiễn biệt mùa đông vừa để đón chào mùa xuân kề cận. Điệu luân vũ bên thềm xuân (Huỳnh Văn Mỹ): Qua làn gió nhẹ, những bông chè trong vườn trải mùi hương êm dịu. Tháng Chạp đang chậm rãi qua, dường như những cội chè ở vùng trung du này cố trỗ cho kỳ hết đợt bông cuối cùng vừa để tiễn biệt mùa đông vừa để đón chào mùa xuân kề cận. Bình minh trên cảng Gemalink (Hoàng Thi): Vị trí đắc địa nằm trên tuyến luồng hàng hải quốc tế, ngay cửa sông Cái Mép – Thị Vải, cảng Gemalink được thiết kế như một khu du lịch sinh thái với những khoảng xanh mát mắt, tái tạo năng lượng cho nhân lực làm việc tại đây. Chứng khoán Trung Quốc vẫn nhiều thách thức dù được hỗ trợ mạnh từ chính phủ (Lạc Diệp): Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã dần ổn định lại sau các động thái hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ. Tuy nhiên, đà sụt giảm đã kéo dài suốt ba năm qua sẽ không dễ dàng chấm dứt. Kinh tế châu Á chờ cú hích từ Tết (Song Thanh): Các nền kinh tế châu Á hiện đang kỳ vọng một cú hích đáng kể khi chi tiêu tiêu dùng của người dân gia tăng mạnh mẽ trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Giải oan nhờ phim truyền hình (Nguyễn Vũ): Đài truyền hình ITV của Anh phát bộ phim truyền hình bốn tập, Mr. Bates vs The Post Office, chuyển thể một câu chuyện có thật thành phim. Đây là câu chuyện kéo dài trong hơn 15 năm, với hàng trăm người làm cho Bưu điện Anh quốc bị buộc tội ăn cắp, lừa đảo phải vào tù trong khi thật ra đây là lỗi phần mềm của Bưu điện. Bộ phim gây xôn xao dư luận, buộc Chính phủ Anh phải hứa sẽ sớm có luật giải oan cho những người bị cáo buộc sai và bồi thường xứng đáng cho họ. Mời bạn đọc đón xem!Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

Ngày xuất bản

2024-02-01 16:00:32

Nhà xuất bản

Saigon Times Group

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan