Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 22-2024
1 / 1

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 22-2024

5.0
1 đánh giá
16 đã bán

KTSG Số 22-2024: Ưu tiên cho tỷ giá? (KTSG) – Việc NHNN tăng nguồn cung ngoại tệ để hỗ trợ thị trường ngoại hối được xem là một trong những nguyên nhân giúp tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng ổn định hơn trong một tháng qua. Trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ có dấu hiệu mất cân

25.000
Share:
Saigon Times Group

Saigon Times Group

@saigon-times-group
5.0/5

Đánh giá

24

Theo Dõi

23

Nhận xét

KTSG Số 22-2024: Ưu tiên cho tỷ giá? (KTSG) – Việc NHNN tăng nguồn cung ngoại tệ để hỗ trợ thị trường ngoại hối được xem là một trong những nguyên nhân giúp tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng ổn định hơn trong một tháng qua. Trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ có dấu hiệu mất cân bằng, động thái nói trên của NHNN vừa mang lại hiệu quả tức thời vừa giúp tác động tích cực lên tâm lý thị trường. Sửa trước khi thành luật (mục Ý kiến): Hiện nay trong quy trình làm luật có phần đánh giá tác động của chính sách. Nếu làm tốt phần này, đặt mình vào vị thế của những đối tượng chịu ảnh hưởng của luật, lường hết các tình huống thực tế có thể diễn ra, khi đó luật mới đi vào cuộc sống suôn sẻ, không cần phải sửa đổi, bổ sung liên tục hay ngay sau khi ra đời. Cán bộ sợ trách nhiệm – không chỉ từ nguyên nhân con người (An Nhiên): Tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ trong thực thi công vụ lại “nóng ran” trên diễn đàn Quốc hội – cho thấy vấn đề này chưa có chuyển biến nào đáng kể trong thời gian qua. Tính khả thi của cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành (Cẩm Hà): Đối với cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành nói riêng và các tuyến cao tốc khác nói chung đều có các tuyến quốc lộ song hành nên người dân có quyền lựa chọn đi cao tốc hay đi quốc lộ. Vì vậy, việc lựa chọn mức giá dịch vụ hợp lý sẽ bảo đảm doanh thu hiệu quả nhất và thực hiện được chức năng điều tiết giao thông giữa cao tốc và quốc lộ song hành. Tương lai thương mại hóa của các sản phẩm AI (Trịnh Minh): Với sự đa dạng và tiềm năng của AI, các phương pháp định giá mới có thể mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Viễn cảnh của khả năng thương mại hóa AI là rất hứa hẹn, và chúng ta chỉ mới ở những bước đầu tiên trên con đường này. Ưu tiên cho tỷ giá? (Triệu Minh): Ứng phó với áp lực mất giá của đồng nội tệ, ngân hàng trung ương các nước có hai lựa chọn, hoặc bán ngoại tệ can thiệp hoặc tăng lãi suất đồng nội tệ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang sử dụng linh hoạt cả hai công cụ này. Lãi suất tăng lại và thế khó của chính sách tiền tệ (Hồ Quốc Tuấn): Vấn đề đặt ra ở đây là liệu đó chỉ là một đợt tăng lãi suất để “hài hòa” với mục tiêu tỷ giá, hay là một dấu hiệu về đảo chiều chính sách, chấm dứt chính sách tiền tệ nới lỏng hỗ trợ nền kinh tế? Ông Nguyễn Đức Hùng Linh: Để ghìm cương tỷ giá (Khánh Nguyên): Lãi suất là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền. Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới tăng lãi suất điều hành để đề phòng lạm phát và bảo vệ đồng nội tệ thì Việt Nam theo hướng nới lỏng chính sách tiền tệ – giảm lãi suất. Huỳnh Thanh Điền: Tư duy đúng về ngành hàng không để giảm giá vé (Hoàng Hạnh): “Phải tạo ra được một cơ chế cạnh tranh thực sự trong ngành hàng không. Quan trọng hơn, phải tư duy về ngành hàng không trong tổng thể nền kinh tế”, TS. Huỳnh Thanh Điền, trường Đại học Nguyễn Tất Thành trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn. Áp lực “rung lắc” đẩy VN-Index lùi lại! (Linh Trang): Những lo ngại xoay quanh vấn đề về tỷ giá và lãi suất đang khiến tâm lý các nhà đầu tư bị tác động không nhỏ. Thêm vào đó, việc chỉ số VN-Index đang thử thách lại vùng kháng cự mạnh quanh 1.280 điểm cũng kích thích một lượng lớn lực cung chốt lời. Chứng khoán và cơn gió ngược lãi suất (Triêu Dương): Thị trường chứng khoán đang đối mặt với sức ép lãi suất, trong khi rủi ro lạm phát kỳ vọng đang quay lại cũng ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và đưa đến nguy cơ lãi suất sẽ còn tiếp tục đi lên. Mức độ tác động của lãi suất lên thị trường tới đâu và nhà đầu tư cần lưu ý điều gì trong tháng 6 tới? Những thay đổi về chiến lược của các ngân hàng nhìn từ các cuộc họp đại hội đồng cổ đông (Lê Hoài Ân – Nguyễn Thị Ngọc An): Khi mùa đại hội đồng cổ đông của các ngân hàng lớn đã khép lại, những bước đi chiến lược cho năm 2024 được công bố, từ đó hé lộ những cơ hội và thách thức mới của ngân hàng trong năm nay. Cổ phiếu VCB kỳ vọng vào những câu chuyện riêng! (Thanh Thủy): VCB vẫn luôn là một cổ phiếu được đánh giá tiềm năng cho các nhà đầu tư trong trung và dài hạn. Diễn biến giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán mặc dù không có những sóng tăng nhanh và mạnh nhưng cũng không giảm quá nhiều trong các đợt “rung lắc” của thị trường. Biến động cổ đông nước ngoài (Thụy Lê): Có thể thấy những ngân hàng mà IFC thoái vốn đều đang gặp những khó khăn và hạn chế trong các chiến lược tăng trưởng. Chưa rõ IFC có đầu tư thêm vào một ngân hàng nào khác trong thời gian tới hay không, hay sẽ tập trung vốn để tăng tỷ lệ sở hữu tại các khoản đầu tư hiện có. Bảo vệ quyền của người mua nhà chung cư: Khi cả hai bộ cùng bận tâm! (Lưu Minh Sang): Việc áp đặt nghĩa vụ áp dụng mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư do Chính phủ ban hành cùng với nghĩa vụ đăng ký hợp đồng mẫu là không cần thiết, gây nên sự chồng lấn giữa các quy định và hoạt động quản lý nhà nước cũng như làm tăng nghĩa vụ tuân thủ của doanh nghiệp. TPHCM cần quy hoạch thích ứng để nhìn về tương lai (Huỳnh Thế Du – Trần Hương Giang – Huỳnh Ngọc Tấn): Khi nhìn lại quá trình thiết kế và thực thi các bản quy hoạch TPHCM từ năm 1858 đến nay, một kết quả khá bất ngờ đó là các dự báo đưa ra đều khác biệt rất xa so với thực tế và kết quả thực thi quy hoạch cũng tách rời khỏi những dự tính ban đầu… Nvidia phá kỷ lục – cơn sốt AI vẫn còn rất nóng (Song Thanh): Việc hãng chip Nvidia vừa tiếp tục ghi nhận thêm một quí kinh doanh kỷ lục đã phát đi tín hiệu cho thấy sự bùng nổ của làn sóng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Châu Âu chia rẽ vì thương mại với Trung Quốc (Lạc Diệp): Các nước châu Âu đang có sự chia rẽ sâu sắc trong việc xử lý mối quan hệ thương mại với Trung Quốc. Điều này sẽ đặt châu Âu trước nhiều thách thức trong bối cảnh tình hình tại Mỹ và Trung Quốc đang có nhiều thay đổi. Mỹ muốn mở rộng thương chiến Mỹ – Trung (Nguyễn Vũ): Ngay sau công bố mức thuế cao đánh lên một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Mỹ lại kêu gọi các nước châu Âu tham gia đánh thuế như vậy để kềm chế chiến lược sản xuất hàng giá rẻ xuất đi khắp thế giới của Trung Quốc. Một liên minh như thế sẽ là dấu chấm hết cho thời kỳ toàn cầu hóa, thương mại tự do kéo dài gần cả nửa thế kỷ. Bức tranh liên kết kinh tế Mỹ – Trung (Ngân Diệp): Quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang tiếp tục đối mặt với những thử thách mới, khi hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang dần rơi vào vòng xoáy tăng thuế và trả đũa lẫn nhau. Startup robot ở Singapore tìm đường vươn ra toàn cầu (Ricky Hồ): Các startup về robot công nghiệp có trụ sở tại Singapore đang mở rộng năng lực nghiên cứu và sản xuất để thâm nhập sâu hơn vào thị trường châu Á và toàn cầu, giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động ở nhiều nước. Trong số này, có cả các nhà sáng lập từ Việt Nam và nước khác đến đây lập bản doanh. Hàng Việt bay cao thế nào nhờ vào Amazon? (Hồ Nguyên Thảo): Số nhà bán hàng Việt Nam trên Amazon tăng gấp bốn lần trong năm năm qua, kể từ khi Amazon vào Việt Nam, trong đó số nhà bán hàng đạt doanh số trên 1 triệu đô la mỗi năm đã tăng gấp 10 lần. Doanh nghiệp Việt cũng nương nhờ danh tiếng trên Amazon để quay lại chinh phục thị trường nội địa. Khi nguồn vốn cho startup Đông Nam Á “bốc hơi”… (Song Hảo): Các startup Việt chỉ gọi được 47 triệu đô la vốn cổ phần trong quí 1-2024, “bốc hơi” đến 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình hình tương tự ở các nước Đông Nam Á, nhưng với tỷ lệ thấp hơn.Thị trường M&A được cho là sẽ sôi động hơn. Bị mắc kẹt giữa đời thật – mạng ảo (Minh Thảo): Dành nhiều thời gian sử dụng mà không có chủ đích, người dùng mạng xã hội dễ bị lạc lối để rồi phải trả giá đắt. Tình trạng bị mắc kẹt giữa đời thật – mạng ảo này để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho bản thân người dùng và xã hội. Mùa hè của những giấc mơ! (Trần Thanh Bình): Những giấc mơ mùa hè của lứa tuổi học trò luôn luôn là chỉ dấu khó phai nhòa. Dòng lưu bút, cánh phượng hồng, bức tranh ngộ nghĩnh tặng bạn bè hay gửi cho thầy cô giáo…, tưởng chừng như lướt qua theo thời gian trong bối cảnh nhộn nhịp của đời sống hiện tại. Song, trên những chặng đường đời mai này, nó sẽ là niềm thao thức khi nhớ về. Đẹp một cách thơ ngây trong sáng. “Cái đìa” vùng châu thổ Cửu Long (Lê Anh Tuấn): “Đìa” là một phương ngữ Nam bộ, được hiểu như một vùng đất trũng thấp, rộng khoảng nửa công đất tới chừng đến một héc ta đất, rộng hơn thì cỡ một héc ta đến vài chục héc ta. Những mẩu sử của bánh mì Hà Nội (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Bánh mì Hà Nội có vẻ “lặng lẽ” khi so với những bánh mì Hội An, bánh mì Sài Gòn, Bình Định, Phú Yên… nhưng khi lần theo những mẩu sử của bánh mì Hà Nội, ta cảm nhận được dòng chảy của phong vị đất này. Mong Luật Đường bộ tháo nút nghẽn cho quốc lộ (Mục Đồng): Đầu tuần qua, kỳ họp thứ 7 của Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật Đường bộ. Điểm mới đáng chú ý trong dự thảo luật này được nhiều đại biểu tán thành là quy định phân cấp cho phép địa phương có đủ nguồn lực được đầu tư xây dựng quốc lộ và đường cao tốc trên địa phận của mình. Mời bạn đọc đón xem! Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

Ngày xuất bản

2024-05-30 14:27:23

Loại bìa

Bìa mềm

Nhà xuất bản

Saigon Times Group

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan