Thế Giới Phật Giáo - Bản Thường
Thế Giới Phật Giáo - Bản Thường
1 / 1

Thế Giới Phật Giáo - Bản Thường

0.0
0 đánh giá

Thế giới Phật giáo là một tuyển tập các bài viết về văn hóa và tu hành Phật giáo trên thế giới, khảo sát sinh động và cập nhật về Nghiên cứu Phật giáo cho sinh viên cũng như học giả. Thế giới Phật giáo khám phá các loại hình Phật giáo trong khu vực và các chủ đề cốt l

699.000₫
-14%
599.000
Share:
Tiki Trading

Tiki Trading

@tiki-trading
4.7/5

Đánh giá

489.439

Theo Dõi

5.399.064

Nhận xét

Thế giới Phật giáo là một tuyển tập các bài viết về văn hóa và tu hành Phật giáo trên thế giới, khảo sát sinh động và cập nhật về Nghiên cứu Phật giáo cho sinh viên cũng như học giả. Thế giới Phật giáo khám phá các loại hình Phật giáo trong khu vực và các chủ đề cốt lõi bao gồm Phật tính, nghi lễ và hành hương. Ngoài các quan điểm về lịch sử và địa chính của Phật giáo, bộ sách có các chương chuyên đề về các khái niệm triết học như đạo đức, cũng như các cấu trúc và phạm trù xã hội như cộng đồng và gia đình. Cuốn sách cũng đề cập đến Phật giáo tồn tại dưới nhiều hình thức, xem xét các cách thức mà hiện đại đang định hình lại các cấu trúc truyền thống, các học thuyết cổ xưa và niềm tin vào vũ trụ. Trích đoạn nội dung: Vào giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên ở Ấn Độ xuất hiện một số luồng tư tưởng mà theo đó các nhà tu khổ hạnh (śrāmaṇa, sa môn – ND) đi tìm cách giải thoát tự ngã hay linh hồn (ātman) khỏi vòng sinh tử luân hồi (saṃsāra, cõi ta bà – ND) thông qua việc thiền tập và điều dưỡng thân thể nhằm giải thoát khỏi sự dính mắc với thế giới. Mục đích cuối cùng của họ là tái sinh vào cõi trời hay trong trạng thái siêu việt, ở đó linh hồn hoàn toàn tách rời khỏi vật chất, sống mãi trong phúc lạc. Tuy nhiên, một tư tưởng mà sau này được biết đến là đạo Phật đã bác bỏ một số nhân tố then chốt của các hệ thống quan điểm khác. Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama), người được gọi là Phật (hay Phật Đà, có nghĩa là Bậc Tỉnh Thức hay Bậc Giác Ngộ) nói rằng mọi thứ đều vô thường, không có cái tôi hay bản chất nào tồn tại, dù là người hay hiện tượng. Phật nói mọi thứ của thế giới có được là quả của nguyên nhân và các điều kiện (nhân duyên – ND), thay đổi liên tục, rồi cuối cùng biến mất. Như thế có nghĩa mọi thứ đều là vô ngã (anātman; tiếng Pāli: anattā) và vô thường (anitya; tiếng Pāli: anicca). Vì bản chất tạm thời của các hiện tượng và điều kiện trên thế giới nên chúng ta không thể nắm giữ những gì mong muốn và phải chịu đựng những hoàn cảnh không ưa thích. Cũng chính vì điều này, Phật nói thêm rằng vòng luân hồi vốn không thể toại nguyện và dẫn tới khổ (duḥkha; tiếng Pāli: dukkha). Sự sống luân hồi là kết quả của nghiệp (karma; Pāli: kamma). Thông thường con người đưa ra những quyết định do hiểu sai bản thể thực sự (thực tướng – ND) của sự thật, vì vô minh (avidyā; tiếng Pāli: avijjā) đã khiến họ làm những việc phản tác dụng, cho nên họ không có được hạnh phúc mai sau nữa. Sau khi giác ngộ thực tướng của sự thật, Phật bắt đầu giảng về những điều khác và lập nên một giáo đoàn các Tỳ kheo (bhikṣu; tiếng Pāli: bhikkhu, cg. khất sĩ, nhà sư – ND), những người hiến dâng cuộc đời cho các phạm hạnh và thiền tập nhằm vượt qua các niềm tin sai lạc và các hành động tiêu cực trong luân hồi. Phật nói về trạng thái cuối cùng của giải thoát là Niết bàn, rằng đó là đích tu tối thượng, trạng thái hòa bình viên mãn vượt ra ngoài các thay đổi và bất hạnh của tồn tại thông thường (hiện hữu – ND). Trong cuộc đời của Phật, giáo đoàn tăng ni mở rộng, rồi Phật cũng bắt đầu thu hút các thiện nữ (nữ cư sĩ, ưu bà di – ND). Phật sau đó đưa ra điều lệ (giới luật – ND) cho các ni. Sau khi Phật qua đời, các tăng ni và thiện nữ đã truyền bá thông điệp của Người ra ngoài Ấn Độ tới các nước lân cận. Vào khoảng 2.500 năm trước, đạo Phật đã từng là tôn giáo lớn ở hầu hết các lãnh thổ châu Á. Cho tới ngày nay, hàng triệu người Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, Úc và châu Phi đã trở thành các Phật tử. Một người trở thành Phật tử sau khi làm lễ quy y Tam bảo (ba ngôi báu): (1) Phật, (2) Pháp (tiếng Pāli: Dhamma: thực hành và giáo lý của Phật); và (3) Tăng (tiếng Pāli Saṅgha: tăng đoàn). Quy y là một nghi thức chính thức về việc cam kết thực hành theo đạo Phật và nương tựa vào Tam bảo để được che chở. Phật là người đã tìm ra con đường giải thoát cuối cùng, Pháp chứa đựng các giáo lý và kỹ thuật để giúp mọi người đạt được mục tiêu giải thoát, còn Tăng là tăng đoàn các hành giả đã cống hiến cuộc đời để học, truyền bá và đưa Pháp vào thực hành trong đời sống. Tác giả: John Powers là Giáo sư Nghiên cứu Châu Á tại Trường Văn hóa, Lịch sử và Ngôn ngữ, Đại học Châu Á và Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Australia, đồng thời là thành viên của Học viện Nhân văn Australia (College of Asia and the Pacific, Australian National University, and a Fellow of the Australian Academy of Humanities). Ông là tác giả của mười bốn cuốn sách và hơn bảy mươi bài báo, chương sách đăng tải trên các tạp chí khoe học. Nổi bật các tựa sách như A Bull of a Man: Images of Masculinity, Sex, and the Body in Indian Buddhism (2015) and Historical Dictionary of Tibet (with David Templeman, 2012). Mục lục: PHẦN I: THẾ GIỚI PHẬT GIÁO THEO DÒNG LỊCH SỬ VÀ ĐỊA CHÍNH 1. Đạo Phật và các vị Phật - John Powers 2. Những câu chuyện Phật giáo Ấn Độ về Đức Phật, Tăng đoàn và giáo pháp của Người - Karen C. Lang 3. Phật giáo ở Đông Nam Á - Craig J. Reynolds 4. Phật Giáo Sinitic (Hán Ngữ) tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản - Scott Pacey 5. Phật giáo Himalaya - Truyền thống người Newar (thuộc Nepal) và các dân tộc Tạng-Miến khác - Todd Lewis 6. Du hành thời gian ở Tây Tạng Tantra (mật kinh), Terma (kho báu) và Tulku (hóa thân) - Mark Stevenson 7. Sự xuất hiện của Phật giáo ở Mỹ - Charles S. Prebish PHẦN II: THẾ GIỚI PHẬT GIÁO TRONG PHẠM TRÙ TRIẾT HỌC TÔN GIÁO 8. Vi Diệu Pháp - Joseph Walser9. Đạo đức học - Daniel Cozort10. Chánh pháp, kinh điển và dị giáo - Jamie Hubbard11. Ngôn ngữ - Mario D’Amato12. Tịnh Độ trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc - Charles B. Jones13. Phật tính và luận lý của thuyết phiếm thần - Douglas Duckworth14. Thân thể - David Gardiner15. Nghệ thuật Phật giáo thế giới - Marylin M. Rhie16. Cái chết và kiếp sau - Paul Hackett17. Phật giáo và đời sống hiện đại - Jay L. Garfield PHẦN III: XÃ HỘI PHẬT GIÁO THẾ GIỚI18. Phật giáo và giới tính - Karma Lekshe Tsomo19. Lịch sử nghi lễ Phật giáo - Todd Lewis20. Phép thuật và Phật giáo - Craig J. Reynold21. Công đức - Douglas Osto22. Tư tưởng bộ phái trong Phật giáo - David B. Gray23. Cộng đồng Phật giáo - D. Mitra Barua và Mavis L. Fenn24. Giáo hội Phật giáo - Các cộng đồng tu sĩ và cư sĩ tại gia - Charles S. Prebish25. Thực hành Phật giáo Trung Quốc đương đại - Scott Pacey26. Các hình tượng về môi trường Phật giáo - Susan M. Darlington27. Xuất gia và xuất thế - Geoff Childs28. Hướng tới học thuyết Phật giáo về “chiến tranh chính nghĩa” - Damien Keown PHẦN IV: TIỂU SỬ29. Đức Phật - Richard P. Hayes30. Long Thọ - Joseph Walser31. Thế Thân - Thiết lập một chính dòng Phật giáo - Jonathan C. Gold32. Trần Na và Pháp Xứng bàn về tri giác và tự nhận thức - Christian Coseru33. Nguyên Hiểu - A. Charles Muller34. Đạo Nguyên - Steven Heine35. Milarepa (Mật Lặc Nhật Ba) - Ruth Gamble36. Tsongkhapa (Tông Khách Ba) - John Powers37. Nichiren (Nhật Liên) - Daniel A. Métraux38. Thích Nhất Hạnh - John Powers39. Đại sư Ấn Thuận - Bhikkhu Bodhi40. Tenzin Gyatso (Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn) - John Powers41. Tỳ kheo Phật Lệ - Royce Wiles Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

Thái Hà

Ngày xuất bản

2023-10-10 00:00:00

Kích thước

19x27cm

Dịch Giả

Bùi Xuân Trường

Số trang

1096

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Thế Giới

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan