Theo Dấu Hoàng Hậu Nam Phương Và Vua Bảo Đại
THEO DẤU HOÀNG HẬU NAM PHƯƠNG VÀ VUA BẢO ĐẠI I. GIỚI THIỆU CHUNG “Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại” là cuốn tư liệu nhân vật viết về con người, cuộc đời Vua Bảo Đại (1913 - 1997) và Hoàng hậu Nam Phương (1913 - 1963), được viết theo trình tự thời gian. Cuố
Tiki Trading
@tiki-tradingĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
THEO DẤU HOÀNG HẬU NAM PHƯƠNG VÀ VUA BẢO ĐẠI I. GIỚI THIỆU CHUNG “Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại” là cuốn tư liệu nhân vật viết về con người, cuộc đời Vua Bảo Đại (1913 - 1997) và Hoàng hậu Nam Phương (1913 - 1963), được viết theo trình tự thời gian. Cuốn sách chia làm thành bốn phần chính: • Phần I: Thiếu nữ Nam Kỳ và hoàng thái tử triều Nguyễn • Phần II: Hoàng hậu và hoàng đế Đại Nam • Phần III: Những ngày bất an • Phần IV: Từ lâu đài Thorenc đến gia trang Chabrignac • Phần cuối: Những năm buồn tẻ của cựu hoàng Nội dung có nhiều thông tin mới, khác với những cuốn khác, như ngày sinh thật, quê quán đúng của Hoàng hậu Nam Phương; những hoạt động xã hội và thiện nguyện của Hoàng hậu Nam Phương, quan hệ của bà với giới thượng lưu, quý tộc Pháp; những công việc triều chính của Vua Bảo Đại; những câu chuyện tình cảm của Vua Bảo Đại và đặc biệt là quãng thời gian 16 năm ở Pháp của gia đình Hoàng hậu Nam Phương… Hai tác giả Vĩnh Đào - Nguyễn Thị Thanh Thúy đã dành ba năm để tìm hiểu, khảo cứu, kiểm chứng tư liệu và viết cuốn sách này. Xin đính kèm nguyên văn Lời Nhà xuất bản in trong sách: “Lời Nhà xuất bản Vua Bảo Đại (1913 - 1997) và Hoàng hậu Nam Phương (1913 - 1963) là hai nhân vật lịch sử chiếm được khá nhiều sự quan tâm của công chúng, có lẽ do họ là vua và hoàng hậu cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam, và cũng có lẽ do cuộc đời, con người họ khá đặc biệt. Đã có nhiều cuốn sách viết riêng về Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương, tuy nhiên trong đó có nhiều chi tiết, sự kiện chưa được kiểm chứng và đối chiếu, thậm chí có những chi tiết thêu dệt thành giai thoại. Những sự kiện, chi tiết ấy, tiếc thay, chính người trong cuộc là Vua Bảo Đại, trong cuốn hồi ký xuất bản tại Pháp Con rồng An Nam, vì một lý do nào đó đã không nhắc đến hoặc ghi theo suy nghĩ của riêng ông. Thế nên, xung quanh Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương có nhiều giai thoại, nhiều sự kiện, sự việc được ghi chép khác nhau, thậm chí là bất nhất. Hai tác giả của Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại – Vĩnh Đào và Nguyễn Thị Thanh Thúy – đã ròng rã suốt ba năm trời thực hiện nhiều chuyến đi thực tế đến những nơi lưu dấu của Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương ở Việt Nam, từ Sài Gòn về Tiền Giang, rồi từ Tiền Giang về Thủ Đức, Chợ Lớn, Biên Hòa, lên Đà Lạt, Kon Tum, ra Quy Nhơn, Huế, Hà Nội… cùng những chuyến đi ở Pháp, đến những nơi nhà vua, Hoàng hậu đã đi qua, sinh sống để tìm tư liệu, gặp nhân chứng và hậu duệ của những người cùng thời, phỏng vấn nhiều nhân chứng trong và ngoài nước, trong đó có cựu thị trưởng làng Chabrignac để tìm hiểu, đối chứng. Bên cạnh đó là sự dày công sưu tầm, khảo cứu từ nhiều nguồn tài liệu sách báo xuất bản trong và ngoài nước ở Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Quốc gia Văn khố Hải ngoại (Aix-en-Provence, Pháp), các thư viện của tu viện dòng Mến Thánh giá Chợ Quán, dòng Đức Bà, Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn,… để sưu tầm, khảo cứu, xác minh, kiểm chứng thông tin. Đặc biệt, tác giả Vĩnh Đào (Nguyễn Phước Vĩnh Đào) là con cháu hoàng tộc triều Nguyễn. Tác giả Vĩnh Đào và Vua Bảo Đại cùng là cháu của hai anh em ruột Miên Định - Miên Tông. Nguyễn Phước Vĩnh Đào là cháu Miên Định (Thọ Xuân Vương), Nguyễn Phước Vĩnh Thụy (Vua Bảo Đại) là cháu của Miên Tông (Vua Thiệu Trị). Tác giả Vĩnh Đào là người trong hoàng tộc, đồng thời là một nhà nghiên cứu nên các thông tin về Vua Bảo Đại và triều Nguyễn dưới thời Bảo Đại được ông tổng hợp và phân tích mang tính am hiểu sâu sắc. Cùng với đó, việc ông sinh sống và làm việc ở Pháp cũng là một điều kiện thuận lợi trong quá trình tìm hiểu, sưu tầm, tra cứu tư liệu về Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Nhờ vậy, cuốn sách này không chỉ cung cấp thông tin phong phú, có giá trị mà còn mang lại nhiều thông tin mới về: ngày tháng năm sinh chính thức, quê quán thực sự của Hoàng hậu Nam Phương; đóng góp của bà cho an sinh xã hội ở Việt Nam; quan hệ của bà với giới thượng lưu, quý tộc Pháp; những công việc triều chính của Vua Bảo Đại; thực hư về những câu chuyện tình cảm của Vua Bảo Đại và đặc biệt là quãng thời gian 16 năm ở Pháp của gia đình Hoàng hậu Nam Phương… Hy vọng cuốn sách Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại – gắn liền với hành trình ba năm “theo dấu” của hai tác giả Vĩnh Đào, Nguyễn Thị Thanh Thúy để lý giải những thông tin bất nhất về cuộc đời vua và hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn – sẽ cung cấp nhiều tư liệu hữu ích cho các quý độc giả quan tâm. Tuy nhiên, chúng tôi xin lưu ý, đây không phải là công trình nghiên cứu lịch sử chuyên khảo, mà chỉ là một cuốn tư liệu lịch sử về cuộc đời Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương, được thể hiện dưới góc nhìn và lập luận của cá nhân tác giả.Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp cho những lần tái bản sau.Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam” II. THÔNG TIN TÁC GIẢ Vĩnh Đào: tên thật là Nguyễn Phước Vĩnh Đào, sinh năm 1942, là con cháu hoàng tộc triều Nguyễn. Tác giả Vĩnh Đào và Vua Bảo Đại cùng là cháu của hai anh em ruột Miên Định - Miên Tông. Nguyễn Phước Vĩnh Đào là cháu Miên Định (Thọ Xuân Vương), Nguyễn Phước Vĩnh Thụy (Vua Bảo Đại) là cháu của Miên Tông (Vua Thiệu Trị). Tác giả Vĩnh Đào tốt nghiệp tú tài trường JJR – Lê Quý Đôn tại Sài Gòn năm 1961; tốt nghiệp cao học Văn chương Pháp trường Đại học Văn khoa. Dạy tiếng Pháp tại trường Trung Nguyễn Trãi trong năm 1964 - 1966. Làm việc tại Ngân hàng quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn năm 1966 - 1975. Nghiên cứu Văn học Pháp tại Đại học Sorborne. Bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1989. Làm việc tại Viện nghiên cứu quốc gia viễn thông Pháp trong năm 1986 - 2008. Nguyễn Thị Thanh Thúy: sinh ra và lớn lên tại Dran, Lâm Đồng. Chị tốt nghiệp cử nhân Xã hội học, là Hội trưởng Hội Quán Các Bà Mẹ. Chị đã thực hiện nhiều chương trình trao đổi văn hóa, tham luận, thuyết trình, giới thiệu sách… quanh chủ đề: “Hoàng hậu Nam Phương – Lụa là muôn thuở” từ năm 2018 đến nay. III. TRÍCH ĐOẠN “Trong tất cả những ân huệ mà chúng ta có thể tạ ơn trời, vị Hoàng hậu trẻ tuổi đã nhận được điều quý giá nhất: đó là thu hút trái tim, chinh phục con người. Khuôn mặt của Hoàng hậu với nét da vàng rất nhẹ, với vầng trán thanh tú, chiếc mũi thanh tao, đôi môi rõ nét, đôi mắt dài đen láy long lanh, thu hút người bằng nét khả ái, xoa dịu người bằng thái độ điềm đạm.” – Nhà văn Henriette Célarié, 1937 “Sẽ không ai ngạc nhiên khi chúng tôi nói Hoàng hậu đã chinh phục mọi người vì tính ân cần và bình dị của Hoàng hậu.” – Bản tin của Hội Thừa sai Paris tường thuật chuyến viếng thăm của Hoàng hậu Nam Phương tới Kontum, năm 1940 “Sắc đẹp, nét duyên dáng, lòng nhân từ, trí thông minh, hiện rõ trên nét mặt của bà, toát ra trong từng cử chỉ. Người phụ nữ Annam lấy bà làm mẫu mực cần nhớ là bà từng khuyên là nên để lên hàng đầu các đức tính về trí tuệ và đạo đức. Trước hết, Hoàng hậu là một người nội trợ và một người mẹ hoàn hảo. Sau khi chiếm được trái tim của mọi người trong nước, Hoàng hậu đã được ngưỡng mộ tại Pháp và cả trên thế giới. Từ khi lên ngôi, Hoàng hậu luôn luôn nhớ đến nhiệm vụ về mặt xã hội của một ‘đệ nhất phu nhân’ trong Đế chế, một tấm gương sáng và một người dẫn đường cho mọi phụ nữ Annam. Là một người có chừng mực và ôn hòa, Hoàng hậu không phải là người có óc tân tiến triệt để và chống lại mọi truyền thống xưa như thoạt tiên người ta có thể nghĩ. Bà cảm thấy tiếc rằng có một phần, may mắn là rất nhỏ, thiếu nữ người Nam thích tân tiến quá đáng về thời trang hay thể thao. Bà không thích nghe nói đến ‘thi sắc đẹp’, ‘thi thanh lịch’, ‘trình diễn áo tắm’… Hoàng hậu quan tâm đến việc đào tạo một lớp tinh hoa mới với những nữ bác sĩ, nữ dược sĩ, nữ luật sư, nữ giáo viên, nữ giáo sư, nữ ký giả… Nhưng đối với Hoàng hậu, có một con đường mở ra cho tất cả phụ nữ, đó là vừa giữ nhiệm vụ đầu tiên làm người mẹ, người vợ, đồng thời là bàn tay cứu giúp cho mọi kẻ bất hạnh trên cõi đời này. Chính là tấm lòng bác ái của bà, cũng như lòng ngưỡng mộ trước sắc đẹp của bà, khiến cho Hoàng hậu hết sức được lòng dân trong nước, được khâm phục tại Pháp và tại các nước.” – Tờ báo Le Soir d’Asie tại Sài Gòn, năm 1942 “Trong suy nghĩ của tôi, hình ảnh Hoàng đế luôn đi đôi với gương mặt dịu hiền của Hoàng hậu, người bạn đường của Hoàng đế những lúc vui và những lúc khó khăn. Tôi càng thấy cần phải nói đến Hoàng hậu vì bà luôn luôn ảnh hưởng trên Hoàng đế theo chiều hướng tốt nhất. Gốc người Nam Kỳ, theo Thiên Chúa giáo, được giáo dục phần lớn tại Paris, nơi đó bà có nhiều bạn bè, Hoàng hậu, theo tôi, là thí dụ tốt đẹp nhất của sự kết hợp hài hòa giữa Đông và Tây mà nước Pháp đã thực hiện tại Nam Kỳ.” – Toàn quyền tại Đông Dương Jean Decoux, năm 1949Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Bookcare
Có
Công ty phát hành
NXB Phụ Nữ Việt Nam
Kích thước
24 x 16 cm
Loại bìa
Bìa mềm
Số trang
464
Nhà xuất bản
Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam
Sản Phẩm Tương Tự
Đàng Trong Thời Chúa Nguyễn - Xác Lập ... Và Bộ Máy Nhà Nước (Tái bản năm 2021)
120.000₫
Đã bán 43
Sản Phẩm Liên Quan
Combo Trọn Bộ Sách PoMath - Toán Tư Duy Cho Trẻ Em 4-6 Tuổi (6 cuốn)
386.100₫
Đã bán 12