THƯ CỦA GIÁO SĨ THỪA SAI
THƯ CỦA GIÁO SĨ THỪA SAI
1 / 1

THƯ CỦA GIÁO SĨ THỪA SAI

5.0
1 đánh giá

Từ thế kỷ XVI, bên cạnh các tôn giáo có từ trước như Nho, Phật, Đạo, một tôn giáo mới đã bước đầu được truyền bá vào Việt Nam: Thiên Chúa Giáo. Phải thừa nhận rằng, Thiên Chúa giáo là chủ thể lịch sử vô cùng phức tạp, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau kể từ khi được

129.000
Share:

Từ thế kỷ XVI, bên cạnh các tôn giáo có từ trước như Nho, Phật, Đạo, một tôn giáo mới đã bước đầu được truyền bá vào Việt Nam: Thiên Chúa Giáo. Phải thừa nhận rằng, Thiên Chúa giáo là chủ thể lịch sử vô cùng phức tạp, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau kể từ khi được xuất hiện ở Việt Nam. Cho nên việc tìm hiểu về các dòng tu, các giáo sĩ trong quá trình truyền đạo ở Việt Nam là cần thiết. Quyển sách Thư của các giáo sĩ thừa sai từng được xuất bản bằng tiếng Pháp năm 1821. Nguyễn Minh Hoàng đã tiến hành dịch lại bằng tiếng Việt do NXB Văn học và Trung tâm Quốc học xuất bản năm 2013. Đây là một quyển tư liệu tập hợp những bức thư của các giáo sĩ thừa sai của Hội thừa sai Paris trong quá trình truyền đạo ở Việt Nam từ năm 1766-1786. Quyển sách gồm 2 phần. Phần đầu là giới thiệu sơ lược về nước Việt Nam xưa còn phần sau là tập hợp 57 bức thư của các giáo sĩ thừa sai gửi về Pháp hay Ma Cao cho người thân hay các cha bề trên trong Hội Thừa sai Paris. Có thể nói, đây là một tập tư liệu hết sức quý giá giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hoạt động truyền giáo ở Việt Nam hay một phần bức tranh xã hội được các giáo sĩ thừa sai thuật lại. Ví dụ như các dịch bệnh năm 1764 [tr.93] hay tình hình thiên tai, “dịch sâu cắn lúa” năm 1785-1786 dẫn đến việc “giá gạo vì thế càng ngày càng tăng cao. Những người giàu đóng kho gạo của họ lại không bán ra nữa. [tr.401]… Chúng ta có thể tìm thấy các số liệu về tình hình giáo dân cũng như hoạt động truyền đạo tại giáo phận Đàng Trong hay Đàng Ngoài. Trong thư của giám mục Gabale B.Reydellet gửi cho em trai mình đã cho ta biết một vài con số về hoạt động của giáo phận xứ Đoài ở Đông Kinh trong năm 1765 như sau: 2.597 trẻ được rửa tội; 885 trẻ nhận đầy đủ các phép Thánh trong lần rửa tội thứ 2; 592 số người thành niên được rửa tội; số người xưng tội là 71.476 người… và còn nhiều con số khác [tr.86-87]. Nhiều bức thư còn thuật lại khá chi tiết những nghi thức của lễ thụ phong giám mục trong lúc lệnh cấm đạo ngặt nghèo thời chúa Trịnh [tr.91; tr.110]. Mặt khác, là những nhân chứng trải qua giai đoạn đầy loạn lạc trong lịch sử Việt Nam, các giáo sĩ thừa sai đã ghi chép tỉ mỉ tình hình giáo phận và xã hội lúc bấy giờ. Việc bổ khuyết này vô cùng có giá trị khi sử sách của chúng ta ghi lại không nhiều. Nhất là người Việt xưa không có thói quen viết bút kí, nhật kí và lại là vào thời chiến. Người học sử có thể tìm thấy những đoạn thư thuật lại một cách sinh động loạn kiêu binh năm 1784 [tr.306]. Hay việc Nguyễn Huệ tiến quân thần tốc ra Bắc hà năm 1786 đã được Cha La Mothe, giáo sĩ thuộc giáo phận Đông Kinh đã tường thuật lại như sau: “Bọn nổi loạn ở Đàng Trong vừa bất ngờ tiến như vũ bão ra Đàng Ngoài, đánh úp lấy kinh đô khiến quân lính Đàng Ngoài không kịp trở tay chống cự. Sau khi cả xứ Thanh Hóa làm dân chúng lầm than cơ cực” [tr.425]. Việc đắp Lũy Thầy (Lui Say trong nguyên tác) của quân Tây Sơn sau khi tiến quân ra Bắc hà năm 1786 cũng được kể lại rất sinh động, một điều khó tìm thấy được trong các bộ chính sử còn lại đến ngày nay. . Nếu như các bức thư phần lớn được viết bởi các giám mục khá xa lạ với chúng ta thì với 8 bức thư của giáo sĩ Pigneaux de Béhaine (Bá Đa Lộc) ngay trước khi cả ông thụ phong giám mục Adrian. Đặc biệt bức thư số 8 được ông viết ở Pondichéry (Ấn Độ) gửi cho các cha bề trên của Hội Thừa sai Paris là một tư liệu hết sức quan trọng. Chúng ta đều biết, thời điểm này, Bá Đa Lộc đang nhận “ủy thác” của chúa Nguyễn Phúc Ánh sang Pháp và đi cùng ông còn có thái tử Nguyễn Phúc Cảnh. Bức thư không chỉ cho chúng ta biết mối quan hệ sơ khai của giám mục Arian với chúa Nguyễn Phúc Ánh mà còn cho thấy giám mục Arian đã nhận thức được việc đào tạo một ông hoàng trẻ theo Thiên Chúa giáo sẽ có lợi ích như thế nào đối với nước Pháp lúc bấy giờ: “Nếu sau này xảy ra việc cha cậu ấy đi với phía người Ăng Lê (Anh) hay với phía người Hoa Lang (Hà Lan) để nhờ họ giúp ông ta phục quốc thì quý cha sẽ cảm thấy là cái việc mà chúng ta có thể làm cho cậu con trai của ông ta ít ra cũng sẽ hữu ích vô cùng. Cậu bé mới chỉ 6 tuổi đã học thuộc các bài kinh, rất thông minh, rất ham thích những gì liên quan đến đạo” [tr.389]. Với những tư liệu hết sức bổ ích và quý giá, Thư của các giáo sĩ thừa sai là một quyển sách nên đọc cho những ai muốn tìm hiểu về quá trình Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt Nam cũng như giai đoạn lịch sử đầy biến loạn trong 30 năm cuối thế kỷ XVIII. - Phúc ToànGiá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan