Tri Thức Khách Quan
Tri Thức Khách Quan
Tri Thức Khách Quan
Tri Thức Khách Quan
Tri Thức Khách Quan
Tri Thức Khách Quan
Tri Thức Khách Quan
1 / 1

Tri Thức Khách Quan

5.0
2 đánh giá
29 đã bán

Tri thức khách quan (Objective Knowledge) Karl Raimund Popper (28/7/1902 – 17/9/1994), nhà triết học Anh, gốc Áo, nguyên Giáo sư Học viện Kinh tế London, được đánh giá là một trong những nhà triết học về khoa học có nhiều ảnh hưởng nhất thế kỉ XX. Ông khước từ thuyết

345.000₫
-20%
276.000
Share:
Tiki Trading

Tiki Trading

@tiki-trading
4.7/5

Đánh giá

489.439

Theo Dõi

5.399.064

Nhận xét

Tri thức khách quan (Objective Knowledge) Karl Raimund Popper (28/7/1902 – 17/9/1994), nhà triết học Anh, gốc Áo, nguyên Giáo sư Học viện Kinh tế London, được đánh giá là một trong những nhà triết học về khoa học có nhiều ảnh hưởng nhất thế kỉ XX. Ông khước từ thuyết quy nạp (indutivism) trong phương pháp khoa học và đề cao sự kiểm sai (falsification); phản đối thuyết biện minh (justificationism) kinh điển trong tri thức và thay vào đó bằng thuyết duy thực phê phán (critical rationalism). Như giới triết học đánh giá, ông đã đưa ra một thứ “triết lí phê phán không-biện-minh đầu tiên trong lịch sử triết học”. Về mặt chính trị xã hội, ông là người chiến đấu không mệt mỏi cho một nền dân chủ tự do (liberal democracy) và cho những nguyên lí của một chủ thuyết phê phán xã hội (social criticism) trên quan điểm về một xã hội mở (open society). Triết lí về khoa học, Popper đã tạo ra thuật ngữ thuyết duy thực phê phán để mô tả những tư tưởng triết học của mình. Thuật ngữ đó chỉ rõ quan điểm khước từ thuyết duy nghiệm kinh điển và quan niệm duy quan sát, duy quy nạp trong khoa học. Ông phê phán gay gắt thuyết duy nghiệm và cho rằng các lí thuyết khoa học về bản chất là trừu tượng, nên chỉ có thể trắc nghiệm chúng một cách gián tiếp thông qua sự quy chiếu với các hệ quả thực nghiệm của chúng. Tri thức khách quan là cuốn sách là tập hợp 9 bài viết và tham luận quan trọng của ông do chính ông chủ biên và xuất bản lần đầu tại Oxford University Press, 1972, dưới nhan đề chung Objective Knowledge. Theo Popper, vấn đề cơ bản của triết học khoa học là vấn đề phân ranh (demarcation) – phân biệt giữa đâu là khoa học và đâu là phi khoa học – và vấn đề tính khả kiểm sai hay tính có thể bác bỏ được (trong tiếng Anh tác giả dùng là falsifiability, nhưng trong tiếng Pháp ông đề xuất thống nhất dùng khái niệm tương đương là réfutabilité). Popper xuất phát từ việc phê phán quan điểm duy nghiệm; theo ông trước hết cần đặt lại vấn đề về vị trí của phép quy nạp trong những khám phá hay phát kiến khoa học: mọi khoa học đều dựa trên sự quan sát thế giới. Vì về bản chất, quan sát chỉ có thể là từng phần, nên cách tiếp cận duy nhất là rút ra những quy luật chung nhất của các quan sát đó. Quá trình này cho phép ta tiến bộ, nhưng không bao giờ nó bảo đảm được các kết luận là đúng. Ông cho rằng cần xem xét nghiêm túc điều Hume đã phân tích về tính không có giá trị hiệu lực thường trực của phép quy nạp. Việc phê phán phép quy nạp đã dẫn Popper xem xét lại ý niệm về phép kiểm đúng (verification) được những người theo thuyết thực chứng đánh giá rất cao. Thay vì nói đến kiểm đúng, Popper dùng khái niệm xác chứng (corroboration), tức là những kết quả quan sát đúng với dự đoán của lí thuyết. Vì dù số lượng thí nghiệm có lớn đến thế nào thì phép xác chứng (không phải kiểm đúng) cũng không cho phép kết luận về “chân lí” của một giả thuyết khái quát (được giả định là đúng cho mọi quan sát từ đó về sau). Popper xây dựng một tri thức luận mới cho các khoa học thường nghiệm chứ không hề bác bỏ tính hợp thức và giá trị của những cách tiếp cận tự nhiên khác (như triết học, siêu hình học, phân tâm học ), và chính ông đã tuyên bố rằng lí thuyết của ông về tính khả kiểm sai cũng như về nguyên lí phân ranh là không thuộc lĩnh vực khoa học thường nghiệm, mà thuộc lĩnh vực triết học, tức là cũng mang tính phi khoa học. Cùng với Tri thức khách quan, IRED Books còn phát hành hai ấn phẩm nổi tiếng của Ông là Logic của sự khám phá khoa học và Sự nghèo nàn của thuyết sử luận.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Bookcare

Công ty phát hành

Viện IRED

Ngày xuất bản

2024-04-01 00:00:00

Kích thước

14 x 22 cm

Dịch Giả

Chu Lan Đình,Bùi Văn Nam Sơn

Số trang

616

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Tri Thức

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan