Triết học Phật giáo Ấn Độ và Tích Lan - A. Berriedale Keith
LỜI TỰA Muốn dùng sợi dây lịch sử để tiến hành miêu tả cô đọng triết học Phật giáo Ấn Độ và Tích Lan là một công việc đầy khó khăn. Tài liệu về chủ đề này rất rộng, trong đó phần lớn còn ẩn giấu trong những bản dịch tiếng Tây Tạng và Trung Quốc, điều này chưa chắc xử
Sách Huế THT
@sach-hue-thtĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
LỜI TỰA Muốn dùng sợi dây lịch sử để tiến hành miêu tả cô đọng triết học Phật giáo Ấn Độ và Tích Lan là một công việc đầy khó khăn. Tài liệu về chủ đề này rất rộng, trong đó phần lớn còn ẩn giấu trong những bản dịch tiếng Tây Tạng và Trung Quốc, điều này chưa chắc xử lý hiệu quả và hoàn thiện trong vòng vài năm. Những nghiên cứu khởi đầu có thể đưa ra một khái quát toàn diện cơ bản, có một vài trường hợp vẫn chưa hoàn chỉnh, đồng thời những học giả chuyên môn quan tâm đến Phật giáo ở nước Anh chỉ tập trung nghiên cứu Ba tạng giáo lý tiếng Pali, nhưng lại nghiên cứu sơ sài đối với sự khác biệt giữa hai trường phái Tiểu thừa (Hīnayāna) và Đại thừa (Mahāyāna). Ngoài những khó khăn không thể tránh được này, còn có một vấn đề trở ngại hơn, nó làm ngăn cản chúng ta quan sát sự phát triển tư tưởng Phật giáo một cách dễ hiểu. Phật giáo là một tôn giáo hiện hữu vì nhân loại, cho nên Phật tử cần phải có niềm tin một cách tự nhiên, và ở một cấp độ nào đó cũng yêu cầu người nghiên cứu phải biết chấp nhận. Đối với đặc tính niềm tin này, làm cho chúng ta dễ phân vân trước những truyền thống ở Tích Lan đối với những tư liệu được chứng minh ra đời sau năm 400 TL, vì Ba tạng giáo lý của Phật giáo đã được hình thành vào nửa cuối thế kỷ III TTL, mặc dù trong đó có ghi chép lại những tranh luận giữa các trường phái ở Hội nghị kết tập kinh điển dưới sự tài trợ của vua Asoka. Ngoài ra chúng ta không còn có ghi chép lịch sử nào khác, tuy nhiên sự thành kính của vua Asoka đã để lại cho chúng ta một số tư liệu lịch sử, nhưng ngược lại tồn tại rất nhiều sự kiện khá tiểu tiết. Đối với người không có niềm tin tôn giáo, họ đương nhiên chẳng hề chú ý tầm quan trọng của Ba tạng giáo lý được viết bằng một ngôn ngữ văn học tinh tế rõ ràng được ra đời sau thời vua Asoka, hoặc cho thấy một lập trường cao thâm đối với loại hình văn học này. Ngoài ra còn có những điều quan trọng hơn dễ nhận ra ở phương diện phổ thông của Phật giáo, đó là khuynh hướng công khai chứng minh những tư tưởng có giá trị hiện đại của Phật giáo, điều này đã được vun bồi ở châu Âu dần dần và thường được xem như một thành tựu thực tiễn trong triết học hiện đại. Đương nhiên, nghiên cứu cẩn thận bất kỳ tư tưởng triết học cổ đại nào, nếu có thể xác định khái niệm triết học của nó thì ở một mức độ nào đó có thể hiểu được những khái niệm tương đương trong tư tưởng triết học hiện đại; nhưng nó lại là mặt khác của vấn đề, nếu bóp méo tư tưởng cổ xưa để áp đặt vào hiện tại thì không hiệu quả. Nếu chúng ta nhận ra điểm này, mỗi thế hệ đều có mỗi ý tưởng cuốn hút, muốn gượng ép đưa tư tưởng cổ xưa vào hiện đại, thì sẽ phát hiện trong tư tưởng cổ xưa có những điều được tiên đoán. Như vậy chúng ta có thể hiểu được quá trình gượng ép này đối với Phật giáo chẳng có giá trị gì, vì những vị tổ sư của họ, sự giải thoát và những khái niệm triết học của họ ở thời xa xưa đó chưa có tính hệ thống nhất quán. Đây là một sự thật lịch sử, phản ánh qua tư tưởng phủ định của Trung Quán thuộc Phật giáo Đại thừa lúc bấy giờ. Tuy nhiên, những học giả nghiên cứu muốn đưa Phật giáo ra so sánh với lý luận hiện đại thì không thừa nhận sự việc này, thực tế Phật giáo không cần ngại ngùng, vì Phật giáo đã cống hiến cho nhân loại con đường giải thoát chứ không phải biện luận triết học, giúp chúng ta hiểu được quan điểm chân chính của Phật giáo chứ không cần phải vay mượn những khái niệm của chủ nghĩa lý tính, tâm lý học vô hồn của Kant, Schopenhauer, von Hartmann, Bertrand Rusell, Bergson… Chúng ta được biết rằng Phật giáo thuộc hệ thống Duy tâm luận chủ quan (Subjective Idealism), mặc dù lịch sử rõ ràng cho thấy rằng khái niệm như vậy dần dần hình thành và cuối cùng định hình nên Duy thức tông, tập trung bày tỏ thái độ phản bác Thực tại luận (Realism) có tính chính thống hơn; chúng ta cũng được biết rằng “không gian” hay “hư không” là một kết cấu khái niệm lý tưởng trong quan điểm Phật giáo, mặc dù ở Tích Lan và Miến Điện không có dấu tích của quan điểm này, và trái với kinh điển. Rất dễ để hiểu quan điểm của phong trào này thực tế là một sự phản ứng chống lại sự hiểu nhầm của những triết gia phương Tây, vì đến nay sự hiểu nhầm như vậy vẫn còn tồn tại. Những triết gia phương Tây, nếu họ tự xưng là những nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng thì họ trước hết phải là những nhà nghiên cứu thật sự, nhưng nếu họ thật sự chưa làm tốt công việc này, chưa hiểu hết trọng tâm triết học Ấn Độ ở phương diện nhận thức, thì họ đã bỏ quên trách nhiệm chính của họ. Nhưng ngược lại, họ chỉ mong muốn tìm ra những lý luận của Phật giáo không phù hợp với triết học, cường điệu hoặc bóp méo sự thật, thậm chí lại được cho là lý do chính đáng trong nghiên cứu Phật giáo. Triết học Ấn Độ có những ưu điểm không thể bỏ qua, nhưng lại chỉ được nghiên cứu sơ sài qua sự đối chiếu giữa lời dạy của đức Phật với Plato, đồng thời những kinh điển đó vẫn chưa phiên dịch sang tiếng châu Âu. Tư tưởng của Phật giáo vẫn bị người phương Tây trình bày thường với những hình thức sơ sài, chưa đủ sức thuyết phục và cuốn hút. Ở đây, tôi vô cùng cảm ơn những tác phẩm về sau này của giáo sư Hermann Oldenberg và giáo sư De la Vellée Poussin; và chân thành biết ơn đối với những bản dịch tuyệt vời của ông và bà Rhys Davids bổ sung những kinh điển do Hiệp hội thánh điển Pali (Pali Text Society) xuất bản, và giáo sư Beckh, Franke, Geiger, Kern, Oltramare, Stcherbatskoi và Walleser. Tôi vô cùng cảm kích những phê bình và đóng góp ý kiến trong việc nghiên cứu tập sách này. Berriedale Keith Edinburgh, 7/1922Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành
Cửu Đức
Ngày xuất bản
2022-08-25 19:19:22
Dịch Giả
Thích Thiện Chánh
Loại bìa
Bìa mềm
Số trang
571
Nhà xuất bản
Nhà Xuất Bản Hồng Đức
Sản Phẩm Tương Tự
Luật Hấp Dẫn Quy Luật Về Sức Mạnh Của Linh Hồn Và Năng Lượng Chữa Lành Cơ Thể Từ Bên Trong - 1980Books
109.650₫
Đã bán 34
Kiếp Nào Ta Cũng Tìm Thấy Nhau: Câu Chuyện Về Những Linh Hồn Tri Kỷ Vĩnh Viễn Không Chia Lìa (Tái Bản)
69.300₫
Đã bán 5.674
Sản Phẩm Liên Quan
Combo Trọn Bộ Sách PoMath - Toán Tư Duy Cho Trẻ Em 4-6 Tuổi (6 cuốn)
386.100₫
Đã bán 12