VÒNG QUANH CHÂU Á - Nam Kỳ ,Trung Kỳ, Bắc Kỳ - Du ký xuất bản tại Paris năm 1899 - Marcel Monnier (bìa mềm)
VÒNG QUANH CHÂU Á - Nam Kỳ ,Trung Kỳ, Bắc Kỳ - Du ký xuất bản tại Paris năm 1899 - Marcel Monnier (bìa mềm) - Giá bìa: 239.000đ VÒNG QUANH CHÂU Á – NAM KỲ, TRUNG KỲ, BẮC KỲ - Du ký xuất bản tại Paris năm 1899 - tài liệu lần đầu công bố Cuốn sách viết về hành trình du
Alpha Books Official
@alphabooks-officialĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
VÒNG QUANH CHÂU Á - Nam Kỳ ,Trung Kỳ, Bắc Kỳ - Du ký xuất bản tại Paris năm 1899 - Marcel Monnier (bìa mềm) - Giá bìa: 239.000đ VÒNG QUANH CHÂU Á – NAM KỲ, TRUNG KỲ, BẮC KỲ - Du ký xuất bản tại Paris năm 1899 - tài liệu lần đầu công bố Cuốn sách viết về hành trình du ký của Marcel Monnier đến với nhiều quốc gia tại châu Á, trong đó có An Nam - thời điểm đó là một trong những thuộc địa của Pháp. Sau chuyến đi này, ông đã viết một cuốn sách có tựa đề chung là Vòng quanh châu Á, gồm 3 tập: - Tập 1: “Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ”. - Tập 2: “Đế chế Trung Hoa” - Tập 3: “Châu Á theo đường chéo - Từ Seoul đến Bagdad” Với riêng tập 1: Vòng quanh châu Á - Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, đây là một tác phẩm đặc sắc mang hơi thở thời đại của Marcel Monnier. Cuốn sách xuất bản năm 1899 thì năm 1900 ông được Hàn Lâm Viện Pháp Quốc trao giải thưởng Marcelin Guérin. Trong hành trình khám phá quốc gia lạ lẫm này, Marcel Monnier lần lượt đi từ Nam Kỳ tới Trung Kỳ lên Bắc Kỳ, ông tiếp xúc với nhiều thành phần, nhiều giới trong xã hội (từ vua - quan tới thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Hoa Thám) và không ngừng ghi lại những quan sát, nhận xét rất giá trị về cuộc sống, nét đẹp văn hóa, con người ở từng vùng miền. Từ đó làm sống dậy những năm tháng rất xa xưa của người Việt mà rất ít người có thể hình dung được. NHỮNG ĐIỀU ĐẶC BIỆT VỀ CUỐN SÁCH Cuốn sách ghi lại hành trình của Marcel Monnier, một người Pháp đã từng đi và trải nghiệm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Trong hành trình đến với châu Á, quan điểm của ông là “Bất kỳ ai muốn mang về từ những vùng đất này một cảm tưởng đúng đắn đều phải từ bỏ cách thức của một du khách vội vã. Anh ta sẽ phải chấp nhận những đợt lưu trú dài hạn, thâm nhập vào trái tim của đất nước, rời xa khu nhượng địa của người Âu, hòa mình vào cộng đồng dân cư thành thị và nông thôn trong nhiều tháng”. Quả thực, khi tới với An Nam, Marcel Monnier đã hòa mình với một tinh thần như vậy. Dưới ngòi bút của ông người An Nam, văn hóa An Nam và cả lối sống của người An Nam hiện lên một cách rõ nét, không những thế đường xá, thổ nhưỡng, thời tiết, tập tục và tín ngưỡng của con người nơi đây cũng được đặc tả vô cùng chi tiết. Bằng chất văn thơ mộng, đầy lãng mạn, cùng những quan sát rất tinh tế và sâu sắc của ông, chúng ta có thể dễ dàng hình dung được dòng chảy lịch sử, và những nét đẹp rất xưa cũ, rất hoài niệm của người An Nam trước đây và cả hoàn cảnh sống của họ tại thời điểm khó khăn ấy. Bìa sách Vòng quanh châu Á - Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Hoàng Thị Hằng và Bùi Thị Hệ dịch, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, AlphaBooks và NXB Dân Trí ấn hành, tháng 7.2024 Cái nhìn từ bên ngoài Trở lại Sài Gòn sau hơn mười năm (lần đầu vào năm 1885), Monnier vẫn giữ trong đầu những ấn tượng về thành phố đẹp bậc nhất Viễn Đông này, “Sài Gòn là công trình khiến nước Pháp tự hào hơn cả”, “có những thành phố khác lớn hơn, sầm uất hơn nhưng không có thành phố nào duyên dáng, lộng lẫy bằng Sài Gòn”. Ở lần trở lại này, Monnier thấy thành phố được tôn tạo, mở thêm những đại lộ mới, khang trang hơn bao giờ hết. Dưới bóng cây trên đường Catinat (nay là Đồng Khởi), “nơi vô số ngọn đèn đường - những ngọn đèn dầu đơn giản, - gây ảo giác và khiến ta tưởng rằng Sài Gòn đã bỏ khí đốt để chuyển sang đèn điện”, “rất nhiều quán cà phê hắt ánh sáng mờ đục lên vỉa hè”… Người dân Sài Gòn vác thang đi thắp đèn dầu trên đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn) vào năm 1896Ảnh: Firmin André Salles Hành trình của Monnier rong ruổi, bằng sà-lúp và thuyền tam bản, từ Sài Gòn - Chợ Lớn qua thác Trị An, xứ người Thượng, Angkor rồi đi ra Trung Kỳ với điểm dừng chân chính là Tourane (nay là Đà Nẵng) và kinh đô Huế. Những cung điện, lăng tẩm khiến Monnier thán phục về độ tráng lệ bậc nhất của nó. Monnier nhận định: “Ở một đất nước - mà tôn giáo chỉ gói gọn ở việc thờ cúng tổ tiên được thần thánh hóa bởi cái chết - điều này không có gì đáng ngạc nhiên”. Về phần mình, Monnier thích nghỉ lại “ở lăng mộ hẻo lánh nhất này [lăng Hiệp Hòa, Dục Đức] hơn là thành trì ảm đạm đang giam hãm vị vua cầm quyền, cung điện sầu thảm của Huế.” Đoàn của Monnier cũng đi qua chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén hiện ra giữa đám cọ và tre bị uốn cong bởi sương mai. “Xung quanh hai bờ sông không có nhà ở, không một khoảnh đất khai hoang, không có dấu vết của con người; sự cô quạnh, sự tĩnh lặng của chốn rừng sâu nơi vọng vang thanh âm của thú săn mồi, tiếng cành cây khô rơi xuống, khiến khoảng lặng kéo dài trở nên xúc cảm hơn”. Monnier được dịp dạo chơi tại Lễ Nghinh xuân, lẽ ra diễn ra trước đó sáu tuần nhưng vì nhiều lý do bị trì hoãn, ở đó ông được dịp quan sát những cử chỉ, hành động của vua Thành Thái, Tuy Lý Vương, Đệ tam phụ chánh Nguyễn Trọng Hiệp… “Khi lặng ngắm cảnh tượng mang tính tôn giáo này, khi nhìn thấy những mái đầu bạc trắng gập người trước thần tượng sống mà chuyến hành trình của ông ta mang lại may mắn cho thành phố, làm cho hoa nở, cây trái chín đỏ, khiến người ốm trở nên khỏe mạnh, mang đến niềm hy vọng cho những người nghèo khổ, tôi mới hiểu rằng việc tuân thủ các tập quán cổ truyền và nghi thức cổ hủ đã ăn sâu bén rễ vào tâm hồn của dân tộc này đến nhường nào, những người cho rằng có thể xóa bỏ tất cả những thứ đó mà không cần đến thời gian thì thực là liều lĩnh hoặc ngây thơ”. Hành trình của Monnier tiếp tục đi về phía bắc của vương quốc Đại Nam với các điểm dừng chân Hải Phòng - Vịnh Hạ Long - Hòn Gai và Kế Bào - Hà Nội - Yên Thế - Ải Nam Quan… Ở Yên Thế, Monnier có cơ hội ghé thăm nhà Đề Thám với sự hỗ trợ nhiệt tình của Công sứ Bắc Ninh Muselier. Chỉ tiếp xúc với Đề Thám khoảng 15 phút nhưng Monnier đã có những mô tả sống động và khá chi tiết về một nhân vật lịch sử. “Vừa nhấm nháp thứ đồ giải khát theo đề nghị của Đề Thám, tôi vừa quan sát người đàn ông mặc áo dài lụa màu nâu đỏ và nhìn chung, trang phục của ông cầu kỳ hơn, sạch sẽ hơn hẳn so với 9/10 đồng bào mình. Khoảng 30-35 tuổi; thân hình nhỏ nhắn nhưng rắn chắc, các đường nét cân đối nhưng hơi dữ. Một vẻ ngoài bí hiểm, đôi mắt luôn khép hờ càng làm cho nó trở nên đáng sợ…”, “Đề Thám là một người trầm mặc và những câu hỏi duy nhất mà tôi muốn đặt ra cho ông ta có lẽ sẽ không được trả lời”… Trên tinh thần “bất kỳ ai muốn mang về từ những vùng đất này một cảm tưởng đúng đắn đều phải từ bỏ cách thức của một du khách vội vã. Anh ta sẽ phải chấp nhận những đợt lưu trú dài hạn, thâm nhập vào trái tim của đất nước, rời xa những khu nhượng địa của người Âu, hòa mình vào cộng đồng dân cư thành thị và nông thôn trong nhiều tháng, trải nghiệm cuộc sống đơn sơ đến nỗi người phương Tây thường không chịu nổi. Chỉ với cái giá này, anh ta mới hy vọng có thể cho vào bộ ảnh của mình thứ gì khác chứ không phải những hình ảnh khuôn sáo…”, Marcel Monnier đã thâm nhập vào đời sống bản địa, quan sát, lắng nghe, tiếp thu văn hóa và ghi chép lại những dòng du ký giàu cảm xúc về những vùng đất ông đã đi qua. Trong vai trò một ký giả kiêm du khách lịch duyệt, không điều gì thoát khỏi tầm mắt của Monnier, từ nhà thờ Đức Bà đến nhà hát thành phố, tòa thượng thẩm đến đời sống thị dân: đám phu phen, xà ích và xe cộ đủ loại: xe ngựa, xe đẩy, xe kéo tay, xe bò, “một đội ngũ chủ xe và những cỗ xe cà tàng mắc vào những con ngựa đủ loại, căng thẳng, cáu kỉnh, vùng vằng với những tiếng hí và những cú đá hậu”; “nhiều công trình lớn, lán hàng, kho cảng, ống khói cao của các nhà máy xát gạo, xa hơn nữa là rừng già, trên nền xanh đó những cột buồm, những biển báo và những tháp chuông của ngôi thánh đường mới [nhà thờ Đức Bà] vút lên trời.” Hay những cảm nhận về ẩm thực bản địa, các vở kịch với sự cầu kỳ trong trang phục và tư thế, âm nhạc cung đình… Dàn diễn viên của Cung điện - Huế Ảnh trích từ tác phẩm Chính vì vậy, những trang viết độc đáo và tường minh của Monnier trở nên sống động và mang hàm lượng thông tin tư liệu giá trị cao, giúp hậu thế tìm về với quá khứ, hiểu rõ hơn quá khứ và cảm nhận sâu sắc hơn về muôn mặt đời sống văn hóa tinh thần của cha ông một thuở. THÔNG TIN TÁC GIẢ Marcel Monnier - Người lữ hành lỗi lạc Sinh năm 1853 tại Paris và mất ngày 18-9-1918 tauh Jeurre, tỉnh Jura, vùng Franche-Comté, là một nhà thám hiểm, một phóng viên, một nhiếp ảnh gia đồng thời là một nhà văn Pháp vĩ đại.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành
Alpha Books
Ngày xuất bản
2024-08-01 00:00:00
Dịch Giả
Hoàng Thị Hằng, Bùi Thị Hệ
Loại bìa
Bìa mềm
Số trang
312
Nhà xuất bản
Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM
Sản Phẩm Tương Tự
Sản Phẩm Liên Quan
Combo Trọn Bộ Sách PoMath - Toán Tư Duy Cho Trẻ Em 4-6 Tuổi (6 cuốn)
386.100₫
Đã bán 12